vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều hàng hóa y tế bị xâm phạm sở hữu trí tuệ trong mùa dịch COVID-19

2021-10-22 17:22

Ngày 22-10, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bằng biện pháp hành chính”.

Từ đầu cầu TP.HCM, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2018 đến hết tháng 6-2021, lực lượng QLTT TP.HCM đã kiểm tra hơn 3.600 vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp; số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 37 tỉ đồng.

Nhiều hàng hóa y tế bị xâm phạm sở hữu trí tuệ trong mùa dịch COVID-19 - ảnh 1
Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT rần Hữu Linh phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: QLTT

 

Tại Hà Nội, ông Trịnh Quang Đức, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cũng đánh giá hiện các hành vi sản xuất, nhập khẩu, tiếp thị, mua bán các hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT trên địa bàn Hà Nội có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Các mặt hàng giả mạo, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ngày càng đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức. Trong khi nhận thức của người tiêu dùng chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân biệt hàng thật - giả đang trở nên khó khăn đối với người tiêu dùng. 

Nêu lên thực trạng xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam, bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định, dù lực lượng chức năng cả nước đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng tình trạng vi phạm quyền SHTT vẫn diễn ra rất nhiều và phổ biến đến mức báo động đỏ.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19, hành vi vi phạm quyền SHTT diễn ra rất nhiều ở các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch như khẩu trang, đồ bảo hộ, găng tay y tế…

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trường Tổng cục QLTT nhận định, QLTT là lực lượng nòng cốt của Chính phủ trong việc xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính.

Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các nhiệm vụ, không chỉ QLTT mà các lực lượng khác cũng gặp không ít khó khăn. Bởi, mặt trận chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT rất rộng, biểu hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh, ở nhiều chủng loại mặt hàng và hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các vụ vi phạm như giả về nhãn hiệu, thương hiệu; giả về chất lượng, đo lường… diễn ra phổ biến ở mặt hàng xăng dầu, phân bón.

“Do vậy, để giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp làm ăn chân chính, giai đoạn từ nay đến 2030, chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT sẽ là nhiệm vụ chính, trọng tâm của toàn lực lượng. Làm được điều này, việc nâng cao năng lực của cơ quan QLTT là điều kiện tiên quyết”  - ông Linh nhấn mạnh.

Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ chính sách – Pháp chế, Tổng cục QLTT cho rằng công chức thực thi nhiệm vụ này phải nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực SHTT để có thể xử lý kịp thời những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi.

Cùng với đó, cơ quan chức năng cần hoàn thiện khung pháp lý, khuôn khổ pháp luật, đặc biệt là các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Ngoài ra, các đơn vị cần trang bị phương tiện, cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức thực thi nhiệm vụ. Đặc biệt, lực lượng thực thi pháp luật cần được ứng dụng công nghệ vào quá trình kiểm tra, kiểm soát, nhận diện các hành vi vi phạm để xử lý triệt để, tận gốc các vấn đề.

Năm 2020, lực lượng chức năng của các bộ, ngành đã xử phạt 1.300 vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tổng số tiền xử phạt trên 25 tỉ đồng.

95% vụ việc xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp hành chính

Bà Nguyễn Như Quỳnh - Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nay 95% các vụ việc xâm phạm quyền SHTT được xử lý bằng biện pháp vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần giảm biện pháp xử phạt bằng hành chính, chuyển sang biện pháp tư pháp để phù hợp với xu thế toàn cầu.

“Điều này phải hết sức cân nhắc bởi hiện nay, hạ tầng của chúng ta chưa đảm bảo, năng lực thực thi của các lực lượng chức năng còn hạn chế. Thêm vào đó, các chủ thể quyền cũng mong muốn giữ lại biện pháp xử phạt hành chính”- Bà Nguyễn Như Quỳnh nêu quan điểm.

 

Xem thêm: lmth.1233201-91divoc-hcid-aum-gnort-eut-irt-uuh-os-mahp-max-ib-et-y-aoh-gnah-ueihn/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều hàng hóa y tế bị xâm phạm sở hữu trí tuệ trong mùa dịch COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools