vĐồng tin tức tài chính 365

Bức tranh sáng tối kinh doanh quý III

2021-10-23 08:37

Ngành bán lẻ thua lỗ

Trong bối cảnh giãn cách xã hội, cửa hàng đóng cửa, đối với ngành bán lẻ, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) 2 tháng liên tiếp đã phải tạm đóng hơn 270 cửa hàng trên toàn hệ thống.

Tương tự, Đầu tư Thế giới di động (MWG), tháng 8 có đến 70% tổng số điểm bán điện thoại/điện máy bị hạn chế và 50% tổng số cửa hàng Bách Hóa Xanh không thể phục vụ khách mua sắm trực tiếp.

Từ giữa tháng 8, nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp làm ăn có lãi, thị giá PNJ và MWG đều tăng lần lượt là từ 15 đến hơn 23%. Nhưng thực thế doanh thu PNJ quý III giảm 78%, lỗ sau thuế 158 tỷ đồng.

Như vậy, PNJ đã lỗ 3 tháng liên tiếp, còn MWG doanh thu và lợi nhuận tháng 8 giảm trên dưới 30% so với cùng kỳ, còn tháng 9 cũng khó tránh khỏi thua lỗ.

Nhóm dầu khí sụt giảm lợi nhuận

Khó khăn của ngành bán lẻ là dễ nhận thấy, nên việc kết quả kinh doanh không như kỳ vọng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ngành nghề lại sinh lời bất chấp dịch bệnh nhờ hưởng lợi từ sự khủng hoảng năng lượng như dầu khí.

Giá dầu thê giới tăng cao, một lẽ tự nhiên nào đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng theo đáng kể. Trong 2 tháng qua, những ông lớn trong ngành như GAS tăng đến 35%, PVD của Khoan và dịch vụ khoan dầu khí còn tăng đến 44%.

Tuy nhiên, LNST của 2/28 doanh nghiệp phân phối khí là GAS và CNG (chiếm 93,2% vốn hóa ngành) giảm 9,8% so với năm trước và 19,5% so với quý trước do sản lượng tiêu thụ giảm. Đây là kết quả khá bất ngờ đối với nhiều nhà đầu tư khi mà trước đó thị trường kỳ vọng nhóm này có thể có ghi nhận lợi nhuận tăng tốt trong quý III nhờ giá khí tăng cao kỷ lục.

Ông Lê Ngọc Nam - Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư, CTCP Chứng khoán Tân Việt cho hay: "Để quay trở lại kết quả kinh doanh tốt như trước sẽ cần một quãng thời gian không phải là ngắn có thể sẽ là vài quý. Điều đó nói lên rằng định giá hiện tại của nhóm cổ phiếu này nếu so với quá khứ là đang ở vùng giá cao nhất".

Bức tranh sáng tối kinh doanh quý III - Ảnh 1.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp dầu khí đã chậm lại trong quý III/2021. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Còn vơi nhóm phân bón, đạm, hoá chất, trong thời gian qua, nhờ giá phân bón tăng mạnh, nên thị giá nhóm này nhìn vào 2 cổ phiếu DPM và DCM đều tăng từ 88 đến hơn 100%.

Lợi nhuận của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho doanh thu 9 tháng đạt 6.320 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 82% kế hoạch năm. Còn tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM), doanh nghiệp này ước đạt doanh thu hợp nhất 2.759 tỷ đồng.

Nhìn sâu hơn vào DCM, doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với kế hoạch và cùng kỳ chủ yếu do giá bán tăng cao. Theo sở hàng hoá Việt Nam, giá phân bón khó có thể tiếp tục tăng hơn 60% như thời gian qua.

Để có được P/E khoảng 15 như quý II, với mức giá hiện tại, DCM cần làm ra lợi nhuận quý IV đạt khoảng 745 tỷ đồng. Tuy nhiên, với báo cáo DCM lại ước kế hoạch rất thấp, lợi nhuận chỉ đạt 18,69 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do lo ngại giá khí đầu vào tăng cao do giá dầu tăng mạnh.

Ngành thép lợi nhuận tăng 127% so với cùng kỳ

Một ngành được cho là hưởng lợi từ khan hiếm nguyên liệu đầu vào là sắt thép, vật liệu xây dựng như Hoà Phát lợi nhuận đạt hơn 10.000 tỷ đồng như Hoà Phát gấp đến 2,7 lần cùng kỳ, LNST của 10/49 doanh nghiệp thép (chiếm 86,2% vốn hóa ngành) ghi nhận tăng trưởng 127% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và giá bán duy trì ở mức cao. Trong nội tại nhóm ngành có sự phân hoá những cổ phiếu tăng giá nhưng có những cổ phiếu chưa tăng.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc CTCK Kiến Thiết cho biết: "Trung Quốc cấp quota hạn chế xuất khẩu, cơ hội cho thép Việt Nam là thấy rõ trong thời gian dài".

"Trong thời gian tới, Trung Quốc còn phải nhập khẩu ngược từ Việt Nam, cùng với đó là xu hướng đầu tư công để tạo dư địa cho sự tăng trưởng ngành vật liệu xây dựng và thép trong quý IV và năm 2022", ông Nguyễn Minh Hoàng - Chuyên viên cao cấp, CTCK Nhất Việt nhận định.

Ngành ngân hàng dư địa tăng trưởng trong quý IV

Với nhóm chứng khoán được cho là sẽ có lợi nhuận bất chấp dịch bệnh nhưng dường như sự phân hoá đang diễn ra, có doanh nghiệp lãi gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng có những doanh nghiệp thua lỗ hàng chục tỷ đồng.

Còn thua lỗ vài tỷ đồng như Chứng khoán Bảo Minh, như Chứng khoán Đại Việt, Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chứng khoán Việt, Globalmind Capital, Chứng khoán EuroCapital. Các khoản lỗ chủ yếu nẳm ở các công ty chứng khoán nhỏ, khi miếng bánh thị phần hầu như tập trung trong tay các "ông lớn".

Với nhóm ngân hàng, sự việc vừa thực hiện giảm lãi suất liên tục 5,6 lần, giãn cách không gặp gỡ được khách hàng, nỗi lo nợ xấu tăng… nhưng đến nay 12/27 ngân hàng công bố báo cáo tài chính. Mức tăng trưởng lợi nhuận của quý III của toàn ngành tăng 13,5% và tính 9 tháng vẫn tăng hơn 37%. Mức này thấp hơn quý II.

Bức tranh sáng tối kinh doanh quý III - Ảnh 2.

Mức tăng trưởng lợi nhuận của quý III/2021 của toàn ngành tăng 13,5% và tính 9 tháng vẫn tăng hơn 37%. Ảnh minh họa - Ảnh: HNM.

9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt miễn giảm lãi suất cho vay với 43.000 tỷ đồng cho hơn 6.000 khách hàng gặp khó khăn do COVID-19. Mức lãi suất giảm cao nhất lên đến 3%. Dù vậy, ngân hàng này vẫn có được mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý III. Nhưng quan trọng hơn, LienVietPostBank tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tới 176% so với cùng kỳ .

Tăng trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời tiến hành thăng vốn bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu, trả cổ phiếu thưởng, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đang là những hoạt động chính của ngành ngân hàng, điều này không chỉ giúp nợ xấu ở mức thấp hơn mà còn tạo ra dư địa cho tăng trưởng.

Đến nay mới có 267 doanh nghiệp có báo cáo kết quả kinh doanh, có doanh nghiệp thua lỗ, có doanh nghiệp giảm lợi nhuận, có doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tuy nhiên tựu chung lại lợi nhuận sau thuế toàn thị trường vẫn tăng 25% trong quý III/2021 so với cùng kỳ bất chấp những tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 thứ 4 này.

Dù trong bối cảnh nào cũng phải giữ được ổn định kinh tế vĩ môDù trong bối cảnh nào cũng phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô

VTV.vn - Các đại biểu đề nghị Chính phủ dù trong bối cảnh nào cũng phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, còn các chính sách tài khóa khác có thể vận dụng linh hoạt.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.82654817032011202-iii-yuq-hnaod-hnik-iot-gnas-hnart-cub/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bức tranh sáng tối kinh doanh quý III”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools