vĐồng tin tức tài chính 365

Bài học cho nhà đầu tư từ 'Trò chơi con mực'

2021-10-24 11:23

Bạn đã gặp trường hợp ai đó sẵn sàng chấp nhận một rủi ro vô cùng lớn? Nếu chưa, bạn hãy xem ngay bộ phim đang nổi đình nổi đám của Netflix - Squid Game, hay còn được gọi với tên "Trò chơi con mực". Ở đó, 456 con người đang ngập đầu trong nợ nần sẵn sàng đặt cược mạng sống, tham gia tổng cộng 6 trò chơi phổ biến của trẻ em tại Hàn Quốc để đổi lại một khoản tiền thưởng khổng lồ.

Nhưng tôi hy vọng rằng, sau khi hoàn tất bộ phim có phần “đẫm máu” và đầy kịch tính này, sẽ có ai đó trong tổng số 111 triệu người xem rút ra được bài học nào đó liên quan tới lĩnh vực đầu tư, Moira O’Neill, trưởng bộ phận tài chính cá nhân tại Interactive Investor, chia sẻ.

Trong tập 3, khi đối mặt với việc phải lựa chọn 1 trong 4 hình dạng được in trên tường - hình tròn, hình tam giác, hình ngôi sao và hình chiếc ô, cựu nhân viên ngân hàng Cho Sang-woo (người đã ăn cắp tiền của khách hàng và thua lỗ hết trên thị trường chứng khoán phái sinh), nói với các đồng đội rằng mỗi người nên chọn một hình khác nhau.

Sang-woo nói: “Tôi cho rằng chúng ta sẽ gặp bất lợi nếu tất cả cùng chọn một hình". Có một câu nói phổ biến trong giới đầu tư: "Đừng bao giờ bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Sang-woo đã đúng khi đơn vị tổ chức sau đó tiết lộ luật chơi. Người chơi sẽ nhận được một chiếc kẹo đường hình tròn trong đó in hình người chơi đã chọn cùng một chiếc kim và họ phải tách hình đó ra một cách nguyên vẹn.

Mỗi hình có một độ khó khác nhau. Hình tròn là hình dễ nhất có thể tách rời, hình tam giác có một chút khó hơn, hình ngôi sao lại khó hơn chút nữa và khó nhất là hình chiếc ô.

Bài học cho nhà đầu tư từ Trò chơi con mực - Ảnh 1.

Ảnh: Netflix.

Mối tương quan giữa trò chơi này và lĩnh vực đầu tư là tương đối rõ ràng. Hình tròn chính là tiền mặt (với mức độ rủi ro thấp nhất), hình tam giác tượng trưng cho trái phiếu (với mức rủi ro trung bình), hình ngôi sao tượng trưng cho cổ phiếu (rủi ro hơn trái phiếu), và chiếc ô là hiện thân cho các hình thức đầu tư khác như bất động sản, hàng hoá và quỹ đầu tư tư nhân.

Việc dàn trải rủi ro giữa các khoản thức đầu tư là chiến lược được áp dụng bởi đa số các nhà đầu tư thành danh. Ví dụ, cơ cấu đầu tư của FTSE Russell UK Private Investor Balanced Index bao gồm 6% là tiền mặt, 20% là trái phiếu, 64% là cổ phiếu và 10% còn lại là bất động sản thương mại và các hình thức đầu tư khác.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, phần lớn trong chúng đều có những khoảng thời gian khó khăn trong việc đối mặt với sự bất ổn và buộc phải chấp nhận rủi ro. Chúng ta ai cũng muốn phòng tránh rủi ro, do đó, chỉ có một bộ phận rất nhỏ trong chúng ta lựa chọn những môn thể thao mạo hiểm như leo núi hoặc nhảy dù, hoặc chấp nhận cầm cố nhà cửa để khởi nghiệp. Quan điểm về rủi ro có liên quan tới khoản tiền tiết kiệm của chúng ta không dễ dàng để có thể hiểu.

Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư chính là khả năng thua lỗ so với lợi nhuận kỳ vọng. Nhiều người nhầm lẫn sự biến động lên xuống của thị trường chứng khoán với rủi ro. Nhưng đó đơn giản chỉ là tốc độ và mức độ thay đổi giá của các khoản đầu tư theo thời gian. Tất cả các khoản đầu tư đều sẽ trải qua các giai đoạn tăng và giảm giá trị. Nhưng bạn chỉ thực sự mất tiền khi bạn bán sạch những khoản đầu tư của mình, và đó chính là một bí quyết đầu tư trong giai đoạn thị trường gặp nhiều sóng gió.

Thiên tài đầu tư Warren Buffett từng giải thích điều này. “Chúng ta định nghĩa rủi ro là khả năng chúng ta bị thiệt hại. Và chúng ta luôn nghĩ rằng những rủi ro đó sẽ bám chặt lấy mình trong khoảng thời gian nắm giữ một tài sản nào đó. Ý của tôi là nếu như bạn mua một cổ phiếu của tập đoàn XYZ vào lúc 11h30 và bán nó đi trước khi phiên giao dịch đóng cửa, đó sẽ là một giao dịch rủi ro. Vì mất đến một nửa thời gian, chúng ta luôn nghĩ về việc bản thân sẽ nhận về thua lỗ”.

Thời gian bạn đầu tư càng lâu, xác suất bạn gặp phải các kết quả không mong muốn lại càng giảm. Thêm vào đó, nếu như bạn tham gia đầu tư theo định kỳ, bạn cũng có thể sẽ giảm thiểu được rủi ro đầu tư sai thời điểm.

Giá mà những điều trên được giảng dạy trong trường học. Theo cuộc khảo sát Great British Retirement Survey đối với 10.000 người trưởng thành, nhiều người trong số họ ước mình có thể có thêm kiến thức về rủi ro đầu tư và những lợi ích của việc áp dụng cách tiếp cận rủi ro cao khi họ còn trẻ.

Cuộc khảo sát này chỉ ra có đến 39% những người tham gia chưa đến tuổi nghỉ hưu, và 30% những người tham gia đã nghỉ hưu cho biết họ ước họ có thể hiểu nhiều hơn về rủi ro khi họ còn trẻ.

Phần lớn các nhà đầu tư lương hưu đều có một khoảng thời gian đầu tư lâu dài, có lẽ là dài hơn là so với tưởng tượng của họ. Nếu như bạn đang ở trong độ tuổi 20 và bắt đầu đầu tư, bạn sẽ có khoảng 40 năm sau đó. Và ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi 50, thời hạn đầu tư vẫn rất dài vì bạn không cần phải rút hết các khoản đầu tư tại thời điểm nghỉ hưu.

Ngay cả các nhà lập pháp cũng muốn mạnh công tác đào tạo để ngày càng có nhiều người hơn sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong tháng 9, Cơ quan kiểm soát tài chính Anh nhấn mạnh những hạn chế đối với lợi nhuận đầu tư dài hạn khi bạn quá lo ngại về rủi ro. Cơ quan này đặt ra mục tiêu có khoảng 20% trong tổng số 8,6 triệu người dân Anh, đang nắm giữ ít nhất 10.000 GBP tiền mặt, chấp nhận nhiều rủi ro hơn.

Nhưng hình thức giáo dục ở đây có đôi chút khác biệt. Những người tham gia khảo sát Great British Retirement Survey cảm thấy những phương thức truyền thống được sử dụng để miêu tả thái độ của con người đối với rủi ro còn tương đối đơn giản.

Chúng ta sẽ chấp nhận những mốc rủi ro khác nhau tùy vào số lượng tiền mà chúng ta có. Một người tham gia đã nói rằng “tôi có các khoản đầu tư rủi ro thấp để tạo ra nguồn thu nhập, và bên cạnh đó là những khoản đầu tư rủi ro cao để con cái chúng tôi được thụ hưởng”.

Trong khi đó, nhiều người tham gia khảo sát lại lo lắng về việc đầu tư trong giai đoạn bất ổn hoặc tỏ ra nuối tiếc rằng sự quan ngại của họ xung quanh các sự kiện chính trị trong một vài năm qua đã khiến cho họ trở nên quá thận trọng. Một người nói: “Tôi hối tiếc khi đã không đầu tư vì tôi cho rằng thị trường sẽ đi xuống. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Và tôi vẫn dự đoán điều đó sẽ xảy ra”.

Đầu tư là hoạt động mang nhiều cảm xúc, và sẽ thật tồi tệ nếu như mọi chuyện diễn ra không như ý. Những khoản lợi nhuận kếch xù có thể sẽ khiến cho chúng ta cuồng dại, nhưng những khoản thua lỗ lớn có thể sẽ khiến cho bất cứ ai “cạch mặt” đầu tư đến già.

Một nghiên cứu thực hiện bởi Research in Finance theo yêu cầu của Hiệp hội các công ty đầu tư cho thấy có đến 86% các nhà đầu tư, những người bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của quỹ đầu tư Woodford Equity Income vào tháng 6/2019, được điều hành bởi Neil Woodford, đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề đối với tình hình tài chính. 53% người tham gia cho biết họ nhận về những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ sau vụ việc kể trên.

Không giống như Squid Game, đầu tư thường không phải là một canh bạc có thể mất trắng, cho dù điều đó vẫn có khả năng xảy ra khi bạn bỏ tất cả trứng vào một giỏ, và những người tin tưởng hoàn toàn vào Woodford chắc hẳn đã cảm thấy không một chút dễ chịu nào.

Nhưng cũng không vì lý do đó mà chúng ta bỏ qua những rủi ro. Bằng cách chọn nhiều hơn những ngôi sao, những chiếc ô thay vì chỉ những hình tròn, hình tam giác, bạn có thể sẽ không phải tiếc nuối nhiều về những quyết định của mình.

Trọng Đại

NDH

Xem thêm: nhc.16962639042011202-cum-noc-iohc-ort-ut-ut-uad-ahn-ohc-coh-iab/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài học cho nhà đầu tư từ 'Trò chơi con mực'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools