vĐồng tin tức tài chính 365

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ?

2021-10-26 03:06
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Ngày 14-10 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.

Liên quan đến vấn đề này, TTXVN đã phỏng vấn tiến sĩ Kidong Park - trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - nhằm đánh giá kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em cũng như đưa ra khuyến cáo khi triển khai trong thời gian tới.

* Bộ Y tế Việt Nam chính thức cho phép tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, trước mắt sẽ tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi. Ông có nhận xét gì về quyết định này?

- Tiến sĩ Kidong Park: Trước khi khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh tiêm chủng cho người lớn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đối với nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có bệnh nền. Điều này phù hợp với khuyến nghị của WHO.

Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng COVID-19 còn hạn chế, WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin một cách có chiến lược và từng bước mở rộng nhóm tiêm chủng. 

Cụ thể, bước 1 sẽ tiêm chủng có mục tiêu cho tất cả nhân viên y tế, người cao tuổi và các nhóm nguy cơ cao ở mọi lứa tuổi ở mọi quốc gia. Bước 2 tiêm chủng rộng rãi cho toàn bộ nhóm tuổi trưởng thành ở mọi quốc gia. Bước 3, tiêm chủng rộng rãi cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới bằng cách giảm lây truyền virus.

* Cho đến nay, ngoài vắc xin Pfizer/BioNTech, những loại vắc xin nào được Nhóm tư vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE) khuyến nghị và được phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO cho trẻ từ 12-18 tuổi? Khuyến cáo của ông về việc tiêm chủng COVID-19 cho trẻ em?

- Hiện nay WHO đã phê duyệt vắc xin phòng COVID-19 Pfizer/BioNTech vào Danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) để sử dụng cho thanh thiếu niên (trẻ em trên 12 tuổi).

WHO đang kêu gọi các nhà sản xuất gửi dữ liệu hoàn chỉnh về vắc xin phòng COVID-19 cho WHO đánh giá nhằm tăng cường nguồn cung vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên. Vì thanh thiếu niên và trẻ em mắc bệnh nền cũng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn, nên nhóm này có thể được đề nghị tiêm chủng.

Tuy nhiên, tôi muốn nhắc lại rằng, tất cả mọi người cần tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K cũng như các biện pháp y tế công cộng khác để đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, trẻ em cần được hướng dẫn cách thông báo cho cha mẹ hoặc người chăm sóc nếu cảm thấy ốm hoặc mệt. 

Ngoài ra, các biện pháp phòng bệnh hoặc vệ sinh cá nhân của người lớn cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa sự lây truyền virus từ chính các thành viên trong gia đình.

* Xin ông cho biết nguy cơ mắc COVID-19 ở trẻ em cũng như sự cần thiết phải tiêm phòng cho trẻ trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay?

-  Các nghiên cứu đang được tiến hành về tần suất và nguy cơ mắc COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng ta biết rằng, trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm và truyền virus. Tuy nhiên, bằng chứng đang phát triển cho thấy trẻ nhỏ hơn thì ít có khả năng bị mắc hơn và trẻ em nói chung ít bị bệnh nặng, ít tử vong sau khi mắc COVID-19 hơn so với các nhóm tuổi khác.

Chiến lược tiêm chủng toàn cầu được công bố gần đây có nêu, thanh thiếu niên (trẻ em trên 12 tuổi) cũng là nhóm chính để đạt được tỉ lệ bao phủ tiêm chủng 70%. Do đó, một khi tất cả các nhóm nguy cơ cao được tiêm chủng đầy đủ thì có thể thực hiện tiêm chủng cho trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên) để giảm gánh nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới.

Đại biểu quốc hội: Mở cửa trường học cần tiêm vắc xin + 5K + học giãn cách

Mở cửa trường học, chờ vắc xin hay tổ chức dạy học trực tiếp? - Ảnh 1.

Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng cần phải đánh giá việc dạy và học trực tuyến - Ảnh: Quochoi.vn

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 25-10 về vấn đề cho học sinh đi học trở lại, đại biểu Tạ Văn Hạ - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục - cho rằng cần phải có tổng kết đánh giá hiệu quả của việc dạy và học của học sinh trong môi trường mới để thích ứng, từ đó tiến tới có quy trình ứng phó dịch trong trường học.

Đồng thời, để học sinh sớm đến trường trở lại cần phải nhanh chóng tiêm vắc xin, do đặc thù trường học, lớp học dễ lây lan với số lượng học sinh đông.

"Để các em sớm được đến trường thì đầu tiên vẫn là phải đẩy nhanh vắc xin và làm sao để Việt Nam tiến tới chủ động được nguồn vắc xin, nghĩa là Việt Nam phải sản xuất được vắc xin, gắn với 5K, tính phương án thêm là học giãn cách", ông Hạ nêu.

Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Anh Trí (đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương - cho rằng việc tiêm vắc xin cho trẻ em còn để ngỏ nhiều câu hỏi như vấn đề độc tố dài hạn, sinh kháng thể tồn tại được bao lâu...

Theo ông, hiện vắc xin cho trẻ em trên 12 tuổi đã được tiêm ở nhiều nước, nhưng vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang để ngỏ, cần phải tiếp tục nghiên cứu, nên cần phải cẩn trọng. Tuy vậy, để tránh bị lỡ cơ hội thì chúng ta phải bám sát tất cả công bố trên thế giới để cập nhật, và nếu có loại vắc xin nào được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt thì cố gắng tiếp cận nhanh nhất.

Đồng thời cần tuyên truyền cho gia đình bởi thực tế như ở Mỹ, dù tiêm vắc xin Pfizer cho trẻ em thì có 44% người dân được hỏi đồng tình tiêm, nhưng cũng có 42% còn lo lắng về chất lượng vắc xin.

"Quan điểm riêng của tôi là nên tạo điều kiện cho trẻ em đi học càng sớm càng tốt, nhưng phải có tổ chức. Trước hết phải kiểm soát để không lây lan, nhiễm bệnh. Trong gia đình phải giữ gìn, tổ chức đưa đón các cháu đi học thì phải hạn chế tối đa tiếp xúc, hoặc thậm chí có thể áp dụng "3 tại chỗ" ở trường trong trường hợp gia đình không có điều kiện", ông nói.

Ông cũng đề xuất tới đây cần phải hướng dẫn về an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh trên cơ sở xét nghiệm định kỳ.

Bộ Y tế đề nghị xác minh thông tin tiêm chủng COVID-19 theo 4 bướcBộ Y tế đề nghị xác minh thông tin tiêm chủng COVID-19 theo 4 bước

TTO - Bộ Y tế cho biết nhiều người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhưng thông tin tiêm chủng còn thiếu, sai hoặc không có. Bộ yêu cầu nhanh chóng xác minh thông tin tiêm chủng theo quy trình 4 bước chặt chẽ.

Xem thêm: mth.88531648152011202-ert-ohc-91-divoc-nix-cav-meit-ev-ig-ion-man-teiv-iat-ohw-neid-iad-gnourt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools