Điều gì thực sự nằm đằng sau diễn biến này? Đài NPR đã có cuộc phỏng vấn nhà báo TKN Durrie Bouscaren về chủ đề này.
Theo nhà báo Bouscaren, đây là bước đi bất thường, đặc biệt trong 10 đại sứ mà ông Erdogan dọa trục xuất thì có bảy người đại diện các nước đồng minh NATO và cả một số đối tác thương mại lớn ở châu Âu. Quy mô này thật sự chưa có tiền lệ trong cộng đồng ngoại giao thế giới.
Ông Karvara là ai và có liên quan gì đến ông Erdogan? Doanh nhân Karvara nằm trong ban lãnh đạo của tổ chức Xã hội mở chi nhánh tại TNK. Tổ chức này do tỉ phú người Mỹ George Soros thành lập nhằm hỗ trợ tài chính cho các nhóm xã hội dân sự trên khắp thế giới, có chi nhánh tại 37 nước. Ông Karvara từng bị truy tố tội ủng hộ biểu tình vào năm 2013 và bị truy tố liên quan đến vụ đảo chính năm 2016. Ông Karvara bị giam bốn năm dù chưa bị kết tội.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan. Ảnh: CNN
Tại TKN có một số tù nhân chính trị từng được các nước lên tiếng đòi thả, như với trường hợp ông Selahatin Demirtas - đồng chủ tịch đảng ủng hộ người Kurd. Tuy nhiên, các sự việc này lại không leo thang thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao như với trường hợp ông Karvara, dù ông không phải là chính trị gia.
Vậy tại sao ông Erdogan quyết định đi bước mạnh? Nhà báo Bouscaren cho biết theo những gì cô tham vấn từ nhiều chuyên gia thì đây là nỗ lực nhằm kéo sự chú ý ra khỏi các vấn đề chính trị nội bộ. TNK vẫn đang trong cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo nếu các đại sứ thật sự bị trục xuất? Theo nhà báo Bouscaren, khi đó ông Erdogan sẽ thật sự đối mặt với rủi ro bị xa lánh từ các đồng minh, trong đó có Mỹ - đối tác quân sự lớn, Đức - đối tác thương mại hàng đầu, Hà Lan - nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng. Một khi điều này xảy ra, nền kinh tế TNK sẽ phải chịu áp lực rất lớn.