vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu dậy sóng, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao?

2021-10-26 16:33

Động lực bứt quá của cổ phiếu bảo hiểm

Trong phiên giao dịch đầu tuần 25/10, cổ phiếu bảo hiểm trở thành điểm sáng khi các mã chủ chốt của ngành này bật nhanh từ đầu phiên và nới rộng sắc xanh theo thời gian giao dịch, đi ngược với xu hướng chung.

Trong đó, mã BVH của Tập đoàn Bảo Việt dẫn dắt thị trường khi tăng trần lên 64.500 đồng/cổ phiếu cùng thanh khoản tăng vọt. Ngoài ra, mã BMI của Tổng công ty Bảo Minh dư mua trần tại mức giá 44.450 đồng/cổ phiếu và VNR của Vinare cũng tăng trần lên 42.900 đồng/cổ phiếu. Còn các cổ phiếu khác như PVI tăng hơn 7%, PTI tăng hơn 5%, PGI, BIC vượt tham chiếu hơn 2%. 

Hồ sơ doanh nghiệp - Cổ phiếu dậy sóng, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao?

Diễn biến thị giá cổ phiếu BMI của Tổng công ty Bảo Minh. (Nguồn: Trading view)

 

Sự bứt phá trong phiên ngày 25/10 cùng thời điểm diễn ra Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội cũng thảo luận và cho ý kiến sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm sau 20 năm áp dụng.

Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định, sự chú ý của thị trường với nhóm bảo hiểm có thể liên quan đến động thái thoái vốn và mức định giá hấp dẫn.

Cụ thể, Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị SCIC triển khai thoái vốn theo danh mục năm 2021 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung thoái vốn tại Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và Nhựa thiếu niên Tiền Phong.

Trong đó, SCIC đang giữ 22,15 triệu cổ phiếu BVH (tương đương 3,26% vốn) và sở hữu 55,44 triệu cổ phiếu BMI (tương đương 50,7% vốn). Ngoài ra một cổ phiếu bảo hiểm khác là VNR cũng xuất hiện trong danh mục thoái vốn của SCIC nhưng chưa được ưu tiên trong đợt này.

Báo cáo của FiinGroup vào hồi giữa tháng 9 nhận định, giá cổ phiếu ngành bảo hiểm phi nhân thọ (trừ BVH, VNR, PRE) tăng 19,7% từ đầu năm và 9,9% từ đầu tháng 7/2021 khi VN-Index lần lượt tăng 25,7% và giảm 4,5%. Cổ phiếu ngành bảo hiểm đang được định giá ở mức 1,7x - thấp hơn rất nhiều so với nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán trong cùng ngành tài chính.

Tính chung tổng giá trị vốn hoá của nhóm ngành bảo hiểm chỉ tăng 2,8% kể từ đầu năm (phần lớn do thị giá BVH giảm gần 20%).

Hiện vốn hoá của nhóm ngành bảo hiểm trên thị trường chứng khoán còn rất nhỏ bé, chỉ khoảng hơn 1% tổng vốn hoá thị trường. Điều này cho thấy dư địa phát triển của cổ phiếu ngành bảo hiểm còn lớn so với thị trường và tiềm năng của ngành này thời gian tới.

Bên cạnh việc bị định giá thấp, yếu tố hỗ trợ tiếp theo là khung pháp lý ngành đang được hoàn thiện. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Luật Kinh doanh Bảo hiểm, dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2023. 

Theo Chứng khoán Rồng Việt, các thay đổi (dự kiến) trong luật mới cho thấy một sự cởi mở trong tư duy quản lý đồng thời đề cao hơn nữa tính công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các chủ thể tham gia thị trường. Đây là động lực để thị trường bảo hiểm bứt phá, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe.

Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao?

Theo thông tin của Bộ Tài chính, trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 151.993 tỷ đồng, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 43.890 tỷ đồng, lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 108.103 tỷ đồng.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 37.977 tỷ đồng, tăng 11,69% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 14.568 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 23.409 tỷ đồng.

Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước đạt 8.877 đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 5.922 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ, phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 2.955 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ.

Thời điểm năm 2020, chỉ có 15 doanh nghiệp, đến nay thị trường bảo hiểm có 75 đơn vị đang kinh doanh, trong đó có 31 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 23 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cùng 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Trong quý III, CTCP PVI (MCK: PVI) doanh thu tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 2.162 tỷ đồng. Nhờ chi phí giá vốn giảm mạnh, biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể so với quý III/2020, lên 14,8%. Lợi nhuận gộp đạt gần 320 tỷ đồng, tăng 56%. Khấu trừ chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp, PVI báo lãi sau thuế 344 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi so với quý III/2020.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, PVI ghi nhận doanh thu đạt 7.743 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 805 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 30% so với cùng giai đoạn năm trước. Với kết quả này, PVI đã vượt hơn 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tương tự Bảo hiểm Agribank (MCK: ABI) thông báo doanh thu thuần tăng 7%, đạt 462 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 72% so với quý III/2020, đạt gần 122 tỷ đồng - đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý mà công ty đạt được. Lũy kế 9 tháng đầu năm, đơn vị này ghi nhận doanh thu tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1.333 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 361 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và vượt 20% mục tiêu cả năm.

Còn Bảo hiểm Petrolimex (MCK: PGI) ước tính lợi nhuận 9 tháng đầu năm vào khoảng 247 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong hơn 26 năm hoạt động, dù vị thế thị phần phí bảo hiểm gốc của doanh nghiệp suy giảm.

Trong khi đó, quý III/2021, doanh thu thuần của bảo hiểm Bảo Minh (MCK: BMI) ghi nhận đạt 842 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm 22%, chỉ đạt 52 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 2.679 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng 19% đạt 188 tỷ đồng. 

Còn Bảo hiểm Bưu điện (MCK: PTI) ghi nhận doanh thu thuần 1.110 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng gần 72% so với cùng kỳ, đạt 103 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 5% đạt 3.548 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 13% lên 196 tỷ đồng. 

Kết phiên giao dịch ngày 26/10, nhóm bảo hiểm sau phiên bùng nổ hôm qua đã chịu áp lực chốt lời; BVH, PVI, VNR đóng cửa giảm điểm còn BMI, PGI, ABI tăng điểm

Xem thêm: lmth.748135a-oas-ar-hnaod-hnik-meih-oab-peihgn-hnaod-gnos-yad-ueihp-oc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ phiếu dậy sóng, doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools