vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM chưa thụ hưởng hết chính sách đặc thù từ Nghị quyết 54

2021-10-27 12:39

Sáng 27-10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội (QH) khoá XV thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết liên quan đến một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển bốn địa phương gồm Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên - Huế.

Tại đầu cầu TP.HCM, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM, đã thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với dự thảo các Nghị quyết.

tphcm-dong-tinh-co-che-dac-thu
ĐB Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM, phát biểu tại phiên thảo luận của QH, sáng 27-10. Ảnh: LÊ THOA

Là thời cơ mới cho các địa phương phát triển

Theo bà Lệ, nếu nghị quyết được thông qua sẽ tạo điều kiện để các địa phương phát huy được tiềm năng, thế mạnh, cũng như có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng, khu vực. Việc này còn đề cao tính tự lực, tự cường và phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo của từng địa phương trong việc triển khai thực hiện và phát triển kinh tế - xã hội.

“Đây là thời cơ mới, vận hội mới để các địa phương phát triển nhanh, bền vững hơn, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của đất nước” – bà Lệ nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Lệ đã phân tích đặc điểm, lợi thế của từng tỉnh, thành. Trong đó, Hải Phòng có lợi thế là cửa ngõ chính ra biển của cả khu vực phía Bắc, là một tam giác phát triển phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hải Phòng cũng là địa bàn có mối quan hệ chiến lược với các cực tăng trưởng lớn trong vùng Đông Á và Đông Nam Á.

“Do vậy cần tăng thêm quyền tự chủ để Hải Phòng phát huy thế mạnh về kinh tế biển, trở thành địa phương đi đầu về phát triển dịch vụ logistics của khu vực phía Bắc, cả nước và khu vực Đông Nam Á” – Bà Lệ nói.

Tương tự, Thanh Hoá có dân số đứng thứ ba sau TP.HCM và Hà Nội; có những tiềm năng khác biệt với khu kinh tế Nghi Sơn, tám khu công nghiệp, có vùng lãnh hải rộng lớn, bờ biển dài, nhiều mỏ, khoáng sản, nhiều tuyến giao thông quốc gia quan trọng đi qua.

“Nếu được thông qua cơ chế đặc thù, chắc chắn Thanh Hóa sẽ có điều kiện để tăng trưởng vượt trội trong thời gian tới” – bà Lệ nêu ý kiến.

TP.HCM kiến nghị hỗ trợ phục hồi kinh tế

Tại buổi thảo luận, Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM cũng chia sẻ kinh nghiệm triển khai Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Bà Lệ khẳng định, sau gần bốn năm triển khai thực hiện, đến nay Nghị quyết 54 đã giúp TP chủ động hơn trên một số lĩnh vực. Trong đó TP đã chủ động quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

TP đã quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách TP theo quy định của Luật Đầu tư công và đã chuyển được năm dự án. TP cũng đã ban hành Nghị quyết về mức phu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn TP, một năm thu 48.230 tỉ đồng thay vì trước đây là 8 tỉ đồng/năm.

Đặc biệt, UBND quận, huyện được thực hiện 28 nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND TP trên các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, dự án, giao thông, văn hoá, xã hội, khoa học và nội vụ. Từ đó, UBND quận, huyện đưa ra bảy nội dung quy định các nhiệm vụ, quyền hạn UBND quận, huyện được uỷ quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã. Hay chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng đã tạo không khí làm việc tốt hơn, phần nào giữ được nhân tài cho TP.

Tuy nhiên theo bà Lệ, quá trình triển khai Nghị quyết 54, TP đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cũng như chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó TP.HCM chưa được thụ hưởng chính sách như việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm do chưa có hướng dẫn thống nhất giữa các bộ, ngành Trung ương; thiếu hợp tác để bán các tài sản công của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn TP nhằm tạo nguồn lực cho TP hưởng 50% giá trị tài sản bán được.

Thời gian tới, TP sẽ vừa tập trung khắc phục kinh tế sau dịch COVID-19 vừa triển khai thực hiện hết các chính sách được Nghị quyết 54 ưu đãi cho TP.

ĐBQH TP.HCM cũng kiến nghị Uỷ ban Thường vụ QH, Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện khoản 8, khoản 11 của Nghị quyết 54 trước tình hình khó khăn của dịch bệnh để hỗ trợ TP hồi phục kinh tế. Đồng thời kiến nghị QH ban hành cơ chế giám sát, đôn đốc, phối hợp để triển khai thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan Trung ương…

Xem thêm: lmth.8324201-45-teyuq-ihgn-ut-uht-cad-hcas-hnihc-teh-gnouh-uht-auhc-mchpt/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM chưa thụ hưởng hết chính sách đặc thù từ Nghị quyết 54”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools