Angela Phương Trinh, Duy Mạnh hay Trang Trần đều đã từng bị xử phạt về hành vi sai trên mạng xã hội nghĩa là có vi phạm bộ quy tắc ứng xử
Ông Trung khẳng định với Tuổi Trẻ Online như vậy tại buổi họp báo thường kỳ quý 3 diễn ra sáng nay 28-10, tại Hà Nội.
Tại buổi họp báo, Tuổi Trẻ Online đề nghị được làm rõ việc bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật có quy định "đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung quy tắc ứng xử này" liệu có phải là một hình thức "cấm sóng", "phong sát" như một số người lo ngại.
Ông Trần Hướng Dương - phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nơi đang được giao xây dựng bộ quy tắc ứng xử - cho biết điều 10 trong dự thảo bộ quy tắc ứng xử quy định về triển khai thực hiện có đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng danh nghĩa của người hoạt động nghệ thuật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp để quy tắc ứng xử này góp phần cùng các quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật và pháp luật liên quan được đảm bảo thực thi đúng, hiệu quả.
Đặc biệt, cũng điều 10 của dự thảo đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí ngoài phát hiện, biểu dương, tôn vinh những tấm gương tốt, cách làm hay, mô hình hiệu quả trong việc thực hiện quy tắc ứng xử thì cũng kịp thời phê phán, lên án các hành vi lệch chuẩn, cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung quy tắc ứng xử này.
Ông Dương nhấn mạnh bộ quy tắc chỉ đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí xem xét, cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung quy tắc ứng xử này chứ không hề có quy định "cấm sóng". Quyền quyết định hoàn toàn thuộc về các cơ quan thông tấn báo chí.
Thêm nữa, bộ quy tắc không phải văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hướng dẫn hành vi đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, bao gồm cả sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm.
Ông Dương cũng cho biết thêm, quá trình xây dựng bộ quy tắc này, Cục Nghệ thuật biểu diễn được giao phụ trách xây dựng đã khá vất vả, vì phải tạo ra bộ quy tắc khung cho những người tham gia hoạt động nghệ thuật thực hiện.
Ngoài ra, quá trình xây dựng dự thảo còn gặp nhiều ý kiến khác nhau như có nên xây dựng bộ quy tắc này không và tại sao lại đưa ra vào lúc này, sao trước đây không có...
Sẽ báo cáo lãnh đạo bộ về đề nghị tổ chức liên hoan kịch nói riêng cho phía Nam
Cũng liên quan đến nghệ thuật biểu diễn, ông Trần Hướng Dương cho biết lãnh đạo Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn xem xét tổ chức liên hoan sân khấu kịch nói năm 2021 đợt 2 vào tháng 3 và 4-2022 dành riêng cho các đoàn kịch phía Nam, bên cạnh liên hoan chính sắp diễn ra tháng 11 tại Hải Phòng.
Về đề nghị này, ông Dương nói sẽ báo cáo lãnh đạo bộ và đề nghị cân nhắc xem xét.
"Chúng tôi thấu hiểu 2 năm qua các đoàn kịch của TP.HCM chủ yếu là các đoàn xã hội hóa nên rất khó khăn vì COVID-19, nên chúng tôi rất ưu tiên làm những gì tốt nhất để tạo sân chơi nghệ thuật cho các nghệ sĩ được hoạt động", ông Dương nói.
TTO - Dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được Bộ VH-TT&DL đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Bên cạnh những tán thành, ủng hộ cũng còn những băn khoăn về tính hiệu quả, những cân nhắc về một số quy tắc.
Xem thêm: mth.88464342182011202-ux-gnu-cat-yuq-ob-mahp-iv-is-ehgn-gnos-mac-ihgn-ed-gnohk/nv.ertiout