Có 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết kêu gọi loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân - Ảnh: KYODO
Theo Hãng tin Kyodo, dự thảo nghị quyết nói trên gây ra phản ứng chia rẽ từ 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (Pháp, Trung Quốc, Nga, Anh, Mỹ).
Trong cuộc bỏ phiếu, 152 quốc gia ủng hộ nghị quyết, 4 nước phản đối (Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Syria), 30 nước bỏ phiếu trắng. Số quốc gia bỏ phiếu ủng hộ đã tăng 13 nước so với năm ngoái.
Trong số 5 quốc gia hạt nhân lớn, Anh, Pháp và Mỹ ủng hộ nghị quyết trên. Năm ngoái, Pháp bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết tương tự.
Văn kiện này dự kiến được thông qua chính thức tại Đại hội đồng LHQ vào tháng 12 tới.
"Nghị quyết này là một trong những biện pháp cụ thể để hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Nghị quyết cung cấp nền tảng chung mà tất cả các nước có thể làm việc cùng nhau và do đó thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia có vũ khí hạt nhân và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân" - Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết.
Nghị quyết nói trên không đề cập đến Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân vừa có hiệu lực hồi tháng 1-2021.
Nghị quyết ghi nhận "có những cách tiếp cận khác nhau đối với việc hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân và xây dựng lòng tin giữa tất cả các quốc gia là điều thiết yếu để đạt mục tiêu này".
Tài liệu đã đưa vào từ "thừa nhận" để chỉ "những hậu quả nhân đạo thảm khốc do sử dụng vũ khí hạt nhân". Trước đó, một nghị quyết tương tự vào năm 2020 cũng sử dụng từ "thừa nhận" khi đề cập vấn đề này, yếu hơn so với cụm "quan ngại sâu sắc" đưa ra năm 2019.
TTO - Các quan chức Nga cho rằng nếu Trung Quốc tham gia đàm phán hạt nhân, Anh và Pháp - hai đồng minh của Mỹ sở hữu hạt nhân - cũng cần phải góp mặt, tuy nhiên khả năng Bắc Kinh tự nguyện bị ràng buộc gần như bằng 0.