vĐồng tin tức tài chính 365

Mở cánh cửa pháp lý cho nghĩa đồng bào

2021-10-29 08:39

Để đi đến quyết định mở ra khung pháp lý cho cá nhân làm từ thiện là không đơn giản. Những người am hiểu câu chuyện này cho hay vấn đề cá nhân làm từ thiện đã từng được đặt ra từ năm 2007 đến 2008, trước khi ra đời Nghị định 64/2008.

Tuy nhiên, bối cảnh lúc đó có vẻ chưa thuận lợi. Và dù cá nhân làm từ thiện vẫn diễn ra trên thực tế nhưng để thực tế ấy được điều chỉnh bởi pháp luật thì lại khác.

Mở cánh cửa pháp lý cho nghĩa đồng bào  - ảnh 1
Các nhóm thiện nguyện chuyển lương thực cứu trợ người dân miền Trung bị ảnh hưởng mưa lũ hồi tháng 10-2020. Ảnh: TT

Kể từ sau khi Nghị định 64/2008 ra đời, những cá nhân có uy tín vẫn vận động và làm từ thiện, có người còn coi đó như “sứ mạng”, như “nghiệp” của mình. Thực sự họ đã góp phần cùng Nhà nước xoa dịu nỗi đau, cùng sẻ chia những khốn khó của nhiều phận người, nhất là sau những đợt thiên tai.

Năm 2016, khi bão lũ miền Trung ập xuống làm bao người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, MC Phan Anh đã đứng ra kêu gọi và thật bất ngờ, số tiền anh quyên góp được lên đến hàng chục tỉ đồng.

Thực tế ấy lại đặt ra câu chuyện về cá nhân làm từ thiện. Nhưng rồi chuyện lại trôi vào dĩ vãng, mặc dù yêu cầu ấy cũng được một số cấp có thẩm quyền đề cập.

Ngày 27-10, Chính phủ ban hành Nghị định 93 về “vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.

Nghị định 93/2021 có hiệu lực từ ngày 11-12-2021, sẽ thay thế Nghị định 64/2008 về nội dung này.

Nghị định 93/2021 cho phép cá nhân được quyên góp từ thiện, được tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. 

Đến lũ lụt miền Trung năm 2020, việc ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi được hàng trăm tỉ đồng, nhiều nghệ sĩ, người có ảnh hưởng… cũng đứng ra kêu gọi giúp đỡ đồng bào miền Trung và có hiệu quả thì vấn đề cá nhân làm từ thiện lại được đặt ra; cấp có thẩm quyền yêu cầu trình dự thảo nghị định thay thế Nghị định 64/2008.

Đến tháng 8-2021, khi Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dứt khoát chỉ đạo phải theo hướng khuyến khích, tôn vinh những cá nhân tham gia vận động, quyên góp, giúp đỡ nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh… thì dường như mọi việc mới bắt đầu đi đến hồi kết. Dù vậy, không phải không có những ý kiến lo ngại về việc cá nhân đứng ra kêu gọi, vận động và phân phối từ thiện sẽ gây ra những hệ lụy.

Nhưng rồi, thực tế - nhất là việc nhân dân đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhiều mạnh thường quân ra tay, nhiều cá nhân vì lòng trắc ẩn tự nguyện đứng ra kêu gọi để giúp đỡ những nạn nhân của đại dịch - đã cho thấy điều mà Hồ Chủ tịch từng nói: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” là đúng.

Những người có thẩm quyền đã “xuất phát từ thực tế, tôn trọng thực tế” để đi đến một quyết định phù hợp với cuộc sống. Không thể không có những nỗi lo nhưng nỗi lo ấy vẫn có thể được giải tỏa bằng những quy định vừa đơn giản vừa tường minh, hài hòa khi việc chủ trì hướng dẫn phân phối tấm lòng thiện nguyện được giao cho Nhà nước.

Rồi xã hội sẽ điều chỉnh và những giá trị nhân văn sẽ xua đi những lăn tăn, nghi ngại chuyện cá nhân làm từ thiện. Lòng tốt sẽ nở hoa.

Xem thêm: lmth.4564201-oab-gnod-aihgn-ohc-yl-pahp-auc-hnac-om/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mở cánh cửa pháp lý cho nghĩa đồng bào”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools