vĐồng tin tức tài chính 365

Chúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 4: Bên trong thành trì cuối cùng

2021-10-30 10:11
Chúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 4: Bên trong thành trì cuối cùng - Ảnh 1.

F0 tập thể dục phục hồi chức năng trong Trung tâm hồi sức - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cung cấp

Cuộc gọi cho... người chết

"Chưa bao giờ chúng tôi tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng như thế - Bác sĩ Phạm Thế Thạch, phó trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhớ lại - Mỗi ngày chuyển đến trung tâm từ 500 đến 600 bệnh nhân là những bệnh nhân đã rất nặng, nguy kịch".

Trong những tuần đầu tiên, hầu hết bệnh nhân chuyển đến không liên lạc được với người nhà. Nhiều số điện thoại ghi trong bệnh án lại chính là số điện thoại của người bệnh. COVID-19 quá tàn khốc! Một người mắc gần như cả nhà mắc, cả nhà nằm viện, rồi mỗi người chuyển đi một nơi. Họ tự lo cho họ không nổi nữa, thở còn khó khăn và chẳng biết gia đình, vợ con ở đâu. Chỉ biết chuyển tuyến thôi. Không ít gia đình có người được ra viện rồi, trở về nhà mới biết người thân còn sống.

Bác sĩ Thạch, người được coi là "thâm niên" trong chống dịch COVID-19 ở Việt Nam. Anh đi khắp các bệnh viện dã chiến trong các đợt cao điểm bùng phát dịch bệnh, từ Hải Dương, Bắc Giang, Đà Nẵng... 

Khi trở về công việc chính ở khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai chưa ấm chỗ, anh lại nhận được tin nhắn của cấp trên. Anh lại lao vào cuộc chiến ở tâm dịch TP.HCM. Những ngày đầu tiên ở Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 thuộc Bệnh viện dã chiến số 16 (TP.HCM), ngoài công việc chuyên môn, anh và đồng nghiệp đau đáu chuyện làm thế nào để người bệnh bớt cô độc.

Sự sống và cái chết ở trung tâm hồi sức mong manh như sợi tóc. Một số người mất rồi, không ai biết số điện thoại người thân mà liên lạc. Mỗi ngày, bộ phận công tác xã hội của trung tâm gọi cỡ 300 cuộc điện thoại để thông báo tình trạng sức khỏe cho người nhà bệnh nhân.

Có những số điện thoại gọi hoài không liên lạc được, đành phải nhắn tin. Khi add số điện thoại vào tài khoản Zalo để nhắn tin bác sĩ mới giật mình: "Ảnh đại diện của số điện thoại kia chính là người ở trước mặt đây, trong túi đựng xác" - bác sĩ Thạch buồn bã kể lại!

"Một điều rất nhỏ thôi là giữ liên lạc cho người thân của họ cũng cần phải làm tốt, để họ còn có điều an ủi, còn có nơi để nghĩ mà gắng gượng vượt qua bệnh tật".

Anh không thể nào quên những cuộc gọi của cháu bé 6 tuổi trong những ngày điều trị ở Trung tâm hồi sức. Một bệnh nhân 37 tuổi, mới sinh con thứ hai được hơn 20 ngày. Cô ấy nhiễm COVID-19 rồi vết mổ sinh nhiễm trùng huyết dẫn đến suy đa tạng. Trở bệnh 2 tuần các bác sĩ chuyển cô ấy đến Trung tâm hồi sức. Người trong nghề đều hiểu 37 tuổi mà bé gái đầu lòng mới 6 tuổi, sinh bé thứ hai phải phẫu thuật là người ta khao khát có con lắm.

"Mấy ngày đầu bệnh khá nặng, vào trung tâm thì sức khỏe chị ấy khá lên được một chút, nghe được điện thoại. Nhìn thấy chị ấy cười, mũi vẫn đặt ống thở ôxy, vui lắm. Nghe tiếng con bé con nó nhắn thoại: "Mẹ ơi cố lên! Sớm về với em nha mẹ!... Bác sĩ ơi cố lên! Chữa cho mẹ con lành bệnh nha bác sĩ...". Mình nghe mà cũng thương đứt ruột!" - bác sĩ Thạch xúc động kể.

Thế rồi, chị ấy lại trở nặng. Đến khi trút hơi thở cuối cùng rồi, chiếc điện thoại bên giường bệnh đổ chuông, một điều dưỡng mở ra, tin nhắn thoại của cháu bé vang lên. "Mẹ khỏe chưa? Mau về với em nha mẹ...". Chúng tôi không cầm được nước mắt!

Sau này, các bệnh viện quy định bệnh nhân phải có ít nhất 2 số điện thoại để liên lạc với người thân. Bác sĩ, điều dưỡng liên lạc được với họ thường xuyên hơn.

Chúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 4: Bên trong thành trì cuối cùng - Ảnh 2.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội trong những ngày chống dịch ở TP.HCM - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cung cấp

Sự cố oxy và những chiếc máy "nổi điên"

Đêm đầu tiên vận hành Trung tâm hồi sức tích cực, các bác sĩ tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân. Đây cũng là đêm đầu tiên hệ thống oxy trung tâm lớn nhất Việt Nam được vận hành.

Hệ thống ống đồng đường kính 108mm dài tới chín cây số. "Đêm đầu tiên vận hành, các máy thở ôxy dòng cao HFLC ngốn oxy khủng khiếp! Khi oxy từ thể lỏng chuyển sang thể khí quá nhiều, dẫn đến đóng đá đường ống. Cả một đoạn ống dài hơn chục mét bị đóng đá, nguy cơ tắc toàn bộ hệ thống - bác sĩ Thạch chia sẻ - Tôi và anh phó phòng vật tư lúc ấy ngây người ra, tình thế quá nguy hiểm. Nếu đóng đá, các máy thở không có oxy thì vài chục bệnh nhân không qua khỏi".

Sau khi giảm bớt công suất các máy thở, hệ thống oxy dần trở lại ổn định. Theo bác sĩ Thạch, hệ thống cung cấp oxy trung tâm rất ít được quan tâm ở Việt Nam. Hầu hết các bệnh viện không có, nên khi COVID-19 xảy ra, nhiều nơi bị động.

Một chiếc máy HFLC mỗi phút tiêu thụ hết 60 lít oxy lỏng. Hệ thống máy thở của Trung tâm hồi sức nếu phải vận hành cho 500 bệnh nhân phải tốn đến hơn 30 tấn oxy mỗi ngày. Trong khi đó nguồn cung oxy có, nhưng vận chuyển thì không.

Trong nước mới chỉ có các loại bom oxy vài khối. Những loại bom lớn từ 6m3 trở lên phải đặt từ nước ngoài lâu mới nhận được hàng.

Thiếu vật tư, thiết bị khiến cuộc chiến ở "thành trì cuối cùng" trở thành cam go hơn cả. Các bệnh viện thiếu máy móc, thiếu cả thuốc an thần, thuốc giãn cơ..., vì nguồn cung từ nước ngoài không đáp ứng kịp nhu cầu.

Riêng Bệnh viện Bạch Mai đã đóng cửa một tầng, một nửa khoa hồi sức tích cực để chuyển máy móc vào tăng cường cho TP. HCM. Đến giờ một số đã chuyển ra, chưa hoạt động vì trong quy trình khử khuẩn...


Không chỉ người già, người có bệnh nền đâu. Cả người trẻ "hoành tráng", hôm trước vừa nói chuyện vui vẻ, hôm sau đã phải đặt ống thở, mà đặt ống là mong manh rồi.

Bác sĩ Trần Nam Chung

Kỷ niệm không thể quên

Gần hai tháng dốc sức trong Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP Thủ Đức), bác sĩ Trần Nam Chung, phó trưởng khoa cơ - xương khớp - Bệnh viện E (Hà Nội) quay cuồng trong tiếng "tít tít" của các loại máy. Trong đoàn công tác của Bệnh viện E trở về, đã hơn nửa tháng trôi qua, nhiều người cứ nhắm mắt lại là nghe thấy âm thanh ấy ám ảnh trong giấc ngủ.

Cả sự nghiệp, nhiều bác sĩ chưa bao giờ phải xử lý nhiều ca nặng đến thế. Ở khoa bác sĩ Chung phụ trách, khi đi thăm khám cho bệnh nhân, vừa mới hỏi thăm người này xong, đi qua một vài giường, chiếc máy của người đầu tiên đã dồn dập kêu "tít tít". Thế là lại chạy, cả bác sĩ, điều dưỡng quay lại thấy có người đã tím ngắt vì thiếu oxy. Sự sống và cái chết mong manh như sợi tóc.

Ở trong một phòng, hơn chục máy kêu "tít tít", nếu nó kêu đều bác sĩ đã đủ ám ảnh. Nhưng chốc chốc lại có một cái "nổi điên" kêu dồn dập. Bệnh nhân nguy cấp, tiếng kêu đó càng ghi sâu vào trong tâm thức của người thầy thuốc. Mỗi khi tiếng kêu ấy dồn dập là cơ hội sống của một người gần như mất đi.

Bác sĩ Chung cho hay mỗi lần xử lý xong cái máy "nổi điên" ấy, bệnh nhân qua cơn nguy kịch là một lần bác sĩ vượt qua một cửa ải. 

Niềm vui anh nhớ nhất là một bệnh nhân hơn 70 tuổi hay "nổi khùng" trong điện thoại.

Cụ làm nhiều lần chiếc máy thở "nổi điên" kêu dồn dập rồi lại vượt qua thần kỳ. Gặp ai, cụ cũng hỏi: "Bao giờ má được về con ơi?". Đến khi gần ra viện, cụ nghe điện thoại rồi nổi khùng lên với con trai: "Bay cho tao nói chuyện với ổng? Tao nhớ ổng hết chịu nổi rồi!" - bác sĩ Chung kể lại.

Rồi cụ khóc, cụ mếu máo nhưng lại vui. Ai cũng vui cho cụ vì cụ sắp được về gặp người thân.

--------------------------

"Chiều nay em được xuất viện, em mừng lắm, em muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và các bạn tình nguyện viên đã tận tình chăm sóc để em được về với gia đình, chồng con...".

Kỳ tới: Lá thư viết vội của người về từ cõi chết

Chúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 3: Người thầy dẫn trò vào trận chiến đặc biệtChúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 3: Người thầy dẫn trò vào trận chiến đặc biệt

TTO - Lần thứ hai thầy giáo Hải khoác balô lên vai, dẫn học trò vào tâm dịch khốc liệt nhất cả nước: TP.HCM. Vừa rời tâm dịch Bắc Giang, thầy trò lại tình nguyện lao vào cuộc chiến chống dịch bệnh ở miền Nam.

Xem thêm: mth.85553958003011202-gnuc-iouc-irt-hnaht-gnort-neb-4-yk-uad-neihc-ad-iot-gnuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chúng tôi đã chiến đấu - Kỳ 4: Bên trong thành trì cuối cùng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools