vĐồng tin tức tài chính 365

Nghịch lý điện dư mà giảm giá khó, đại biểu mong phải nhìn vào điểm nghẽn

2021-10-30 11:48
Nghịch lý điện dư mà giảm giá khó, đại biểu mong phải nhìn vào điểm nghẽn - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ chế chính sách đột phá phải được xây dựng trên tiềm năng lợi thế

Sáng 30-10, Quốc hội thảo luận dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Nhìn nhận về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế trong mối quan hệ với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đề nghị cần nâng cao chất lượng dự báo để ứng phó phù hợp khi xây dựng kế hoạch, đặc biệt trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

"Nước ta chưa chủ động được nguồn vắc xin, chưa đạt tỉ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng, không nên quá chủ quan và tự tin khi áp dụng biện pháp thích ứng an toàn dịch bệnh" - ông Tuấn nói.

Theo đó, đại biểu đề nghị ưu tiên bố trí ngân sách cho ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở thích nghi an toàn với dịch. Ưu tiên nghiên cứu sản xuất sinh phẩm, vắc xin thay vì phải nhập nhiều loại như test kit, máy thở. Đồng thời cơ chế chính sách đột phá phải được xây dựng trên tiềm năng lợi thế, đơn cử như tài nguyên năng lượng tái tạo. 

Cũng nhìn từ ngành năng lượng tái tạo, song đại biểu Trần Hữu Hậu (Tây Ninh) đề nghị tái cơ cấu nền kinh tế cần tiếp cận theo hướng: Tập trung xác định những nút thắt để có biện pháp cụ thể, khả thi, bởi nếu không giải tỏa nút thắt thì cũng không khác nào "xây dựng đường cao tốc mà không giải tỏa được điểm nghẽn". 

Từ ngành điện, năng lượng tái tạo, ông Hậu chỉ ra mâu thuẫn lớn khi từ chỗ thiếu điện bỗng dư điện, rồi phải "tạm ngừng phát triển", chủ yếu là nguồn điện gió, mặt trời, nên phải cắt giảm công suất, gây lãng phí nguồn lực. 

Nghịch lý là theo đại biểu, điện thì dư nhưng việc giảm giá hết sức khó khăn và chỉ khi quá khó khăn mới được giảm giá. Điện dư nhưng càng dùng nhiều thì giá lại càng tăng, rất phi thị trường.

Ông cho rằng mâu thuẫn và nút thắt này bắt nguồn từ việc "lỡ hẹn" xây dựng thị trường điện cạnh tranh, vốn được bàn luận từ cách đây gần 20 năm khi xây dựng Luật điện lực. Theo đó, yêu cầu đặt ra là phải tách bạch rõ ràng các khâu và Nhà nước chỉ nắm khâu then chốt, huyết mạch như truyền tải điện, còn lại để doanh nghiệp cạnh tranh tham gia.

"Chúng tôi hiểu đây là việc khó nhưng điều khó nhất, nút thắt khó gỡ nhất nằm trong tư duy và quyết tâm, chịu làm hay không, dám làm hay không. Tôi nghĩ chắc phải 10 năm mới xong nên đặt mốc 2020 cho chắc ăn. Tiếc rằng bây giờ đã cuối năm 2021 nhưng chuyện có một thị trường điện thực sự có vẻ vẫn còn rất xa vời" - ông Hậu nêu quan điểm.

Từ câu chuyện ngành điện, đại biểu đề nghị các ngành và địa phương cần xác định được những nút thắt, bắt đầu từ những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội, những bức xúc của người dân và doanh nghiệp để tìm ra hướng tháo gỡ hiệu quả nhất.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng việc phân bổ nguồn lực đang mất cân đối, có những vùng chưa được đầu tư thỏa đáng để khai thác cơ hội như phát triển giao thông, hạ tầng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ hoặc kinh tế biển, đặc biệt là vận tải biển cũng không được đầu tư phát triển thỏa đáng. 

Điều đó dẫn tới nền kinh tế thiếu các trụ cột thỏa đáng để tạo sự phát triển, đại biểu Cường cho rằng để có nền kinh tế hùng cường phải dựa trên các trụ cột là tập đoàn kinh tế mạnh, đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghệ số trong các hoạt động quản lý.

Cơ cấu lại nền kinh tế, bài toán ứng phó đại dịch và quản trị quốc giaCơ cấu lại nền kinh tế, bài toán ứng phó đại dịch và quản trị quốc gia

TTO - Hôm nay (29-10), dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 sẽ được trình ra Quốc hội, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu tác động lớn của dịch bệnh với yêu cầu sớm có cơ chế, chính sách để phục hồi tổng thể.

Xem thêm: mth.86524810103011202-nehgn-meid-oav-nihn-iahp-gnom-ueib-iad-ohk-aig-maig-am-ud-neid-yl-hcihgn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghịch lý điện dư mà giảm giá khó, đại biểu mong phải nhìn vào điểm nghẽn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools