vĐồng tin tức tài chính 365

Điều hành chính sách tiền tệ chịu nhiều áp lực

2022-10-02 06:47

Điều hành CSTT góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Tại báo cáo gửi Quốc hội, trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và căng thẳng chính trị, NHNN đã điều tiết tiền tệ nhằm góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Theo đó, trong những tháng đầu năm để hỗ trợ phục hồi kinh tế, NHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp. Từ giữa tháng 6/2022, trước những diễn biến bất lợi của thị trường quốc tế, NHNN đã phải kiểm soát chặt chẽ tiền tệ để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối thông qua việc phát hành tín phiếu NHNN và kiểm soát chặt chẽ khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở.

Trong các tháng đầu năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. Mặc dù chịu nhiều tác động tổng hợp từ diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, mặt bằng lãi cho vay đến cuối tháng 7/2022 chỉ tăng nhẹ.

Từ đầu năm 2022 đến nay đặc biệt là từ giai đoạn tháng 3, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn từ những diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường quốc tế khi Fed đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất ở mức độ lớn với tần suất cao, đồng USD quốc tế tăng đến 14%, xung đột Nga - Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn làm giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao,... Cân đối cung - cầu trên thị trường ngoại tệ trong nước khó khăn, hệ thống tổ chức tín dụng bán ròng ngoại tệ cho khách hàng.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn, hấp thụ cú sốc bên ngoài, vừa bán ngoại tệ can thiệp để bổ sung nguồn cung thanh khoản cho thị trường, ổn định thị trường ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, tỷ giá USD/VND chỉ tăng khoảng 3,2% so với cuối năm 2021, trong khi đồng tiền của nhiều nền kinh tế khác mất giá mạnh. Thanh khoản thị trường tiếp tục thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

NHNN thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện tốt vai trò của thành viên Tổ điều hành thị trường trong nước trong việc phối hợp kiểm soát giá một số hàng hóa dịch vụ… nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Kết quả là lạm phát 8 tháng đầu năm 2022 được kiểm soát tốt, trong đó lạm phát CPI bình quân là 2,58%; lạm phát cơ bản bình quân là 1,64%, góp phần tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Kết quả kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về tình hình và triển vọng phát triển của Việt Nam.

Tháng 9/2022, Moody’s Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng Ổn định (Việt Nam là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng bậc tín nhiệm quốc gia kể từ đầu năm 2022 đến nay); đồng thời, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.

Áp lực gia tăng đối với nhà điều hành

Trong thời gian tới, NHNN cho biết, điều hành chính sách tiền gặp nhiều khó khăn trước bối cảnh trong nước, nhất là quốc tế còn nhiều biến động. Xét bối cảnh quốc tế, dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm lại do tác động tiêu cực từ xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài, các điều kiện tài chính thế giới thắt chặt do các NHTW lớn được kỳ vọng tăng nhanh lãi suất để đối phó với lạm phát, sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn tiếp diễn…

Lạm phát toàn cầu có thể tăng chậm lại do NHTW các nước có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng vẫn neo ở mức caoThương mại toàn cầu dự kiến giảm tốc do nhu cầu suy yếu và tình trạng gián đoạn nguồn cungBối cảnh rủi ro và bất trắc khiến các tổ chức quốc tế liên tục giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và cảnh báo rủi ro “đình lạm” (stagflation) ở một số quốc gia. Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra triển vọng kém lạc quan và điều chỉnh dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 thấp hơn so với các dự báo trước đó.

Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm nhờ các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ quyết liệt nhưng vẫn ở mức cao. Thương mại toàn cầu giảm tốc do cả vấn đề cầu suy yếu và tắc nghẽn nguồn cung. Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra triển vọng kém lạc quan và điều chỉnh dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 thấp hơn so với các dự báo trước đó.

Ở trong nước, áp lực lạm phát có xu hướng tăng, lạm phát so với cùng kỳ tại thời điểm cuối năm 2022 dự kiến vượt 4% gây thách thức đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2023.

Việc điều hành giảm lãi suất của NHNN trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục đẩy nhanh tiến trình thu hẹp nới lỏng CSTT, điều chỉnh tăng lãi suất nhanh và mạnh; Lạm phát trong và ngoài nước có xu hướng gia tăng do giá nguyên vật liệu thế giới tăng, chi phí vận chuyển tăng, nguồn cung gián đoạn và tác động trễ của chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng từ năm 2020; Mặt bằng lãi suất đã giảm ở mức thấp trong những năm trước đây và đang có xu hướng tăng trở lại chủ yếu do cầu tín dụng gia tăng khi kinh tế tăng trưởng trở lại; Tỷ giá USD/VND có xu hướng gia tăng, gây sức ép lên lãi suất tiền gửi VND; IMF khuyến nghị việc triển khai hỗ trợ phục hồi kinh tế thời gian tới của Việt Nam cần dựa chủ yếu vào chính sách tài khóa, trong khi chính sách tiền tệ cần thận trọng, chủ động thích ứng để đảm bảo kiểm soát lạm phát trước rủi ro ngày càng gia tăng.

Áp lực lên vốn tín dụng ngân hàng cũng đang tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế cần vốn để phục hồi nhưng các nguồn vốn khác diễn biến không thuận lợi. Cụ thể, thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; so với cùng kỳ năm 2021, đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối có xu hướng giảm. Tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các tổ chức quốc tế (IMF, WB), tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia đều cảnh báo về tỷ lệ này của Việt Nam. ​

Trước các áp lực đặt ra, NHNN cho biết, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới tiếp tục chủ đồng, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thích ứng kịp thời với thị trường trong nước và ngoài nước.

Điều hành tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tình hình lạm phát. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tăng cường triển khai các giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp./.

Xem thêm: lmth.68841000042210202-cul-pa-ueihn-uihc-et-neit-hcas-hnihc-hnah-ueid/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Điều hành chính sách tiền tệ chịu nhiều áp lực”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools