Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong lễ ra mắt dự án Gati Shakti vào năm ngoái - Ảnh: GETTY
Theo Hãng tin Bloomberg, Ấn Độ đang có kế hoạch triển khai dự án lớn trị giá 100.000 tỉ rupee (1.200 tỉ USD), có tên là Gati Shakti, trong tiếng Hindi có nghĩa là "Sức mạnh của tốc độ".
Dự án Gati Shakti là cổng thông tin kỹ thuật số kết hợp các bộ của nước này, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư và doanh nghiệp giải pháp một cửa để thiết kế các dự án, phê duyệt liền mạch và ước tính chi phí dễ dàng hơn.
"Mục tiêu là để các công ty toàn cầu chọn Ấn Độ làm trung tâm sản xuất của họ", ông Amrit Lal Meena, thư ký chuyên trách mảng logistics của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, cho biết.
Dự án được kỳ vọng sẽ mang lại lợi thế cho Ấn Độ, nhất là khi Trung Quốc phần lớn vẫn đóng cửa với thế giới bên ngoài và các công ty toàn cầu vẫn đang tìm kiếm thêm các nước khác ngoài Trung Quốc để mở rộng nguồn cung ứng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Ấn Độ cũng có lợi thế về nhân công giá rẻ, có trình độ cao (phần lớn lao động nói tiếng Anh). Hạn chế của nước này là cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển.
Ông Amrit Lal Meena cho biết Chính phủ Ấn Độ đang tập trung xây dựng kho bãi hiện đại, số hóa quy trình, đào tạo nhân lực có tay nghề cao và giảm chi phí logistics.
Ngoài ra, chính phủ đang sử dụng cổng thông tin Gati Shakti để giải quyết các dự án bị trì hoãn và đội chi phí.
Trong số 1.300 dự án mà cổng thông tin Gati Shakti đang giám sát, gần 40% bị trì hoãn do các vấn đề liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và môi trường, dẫn đến chi phí tăng vượt dự tính. Ít nhất 422 dự án có vấn đề và cổng thông tin Gati Shakti đã giải quyết khoảng 200 dự án trong số đó.
Ví dụ, nhờ Gati Shakti, Chính phủ Ấn Độ đảm bảo rằng con đường mới xây dựng sẽ không bị đào bới để lắp cáp điện thoại hay đường ống dẫn khí đốt.
"Ngày nay Ấn Độ cam kết đầu tư nhiều hơn để phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đang thực hiện từng bước để các dự án không gặp trở ngại hay bị trì hoãn", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói hồi năm ngoái.
"Cơ sở hạ tầng chất lượng là chìa khóa để khởi động một số hoạt động kinh tế và tạo việc làm trên quy mô lớn. Nếu không có cơ sở hạ tầng hiện đại, Ấn Độ không thể phát triển toàn diện".
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2014, ông Modi đã tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để tạo ra việc làm mới và hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng lây nhiễm COVID-19. Ông Modi đã gặt hái được một số thành công ban đầu.
Apple hiện có kế hoạch sản xuất iPhone 14 ở Ấn Độ. Samsung Electronics đã mở nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới tại nước này vào năm 2018. Công ty xe điện trong nước Ola Electric Mobility đã cam kết xây dựng nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới tại địa phương.
TTO - Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ Rajkumar Ranjan Singh nhìn thấy tiềm năng của TP.HCM trong nhiều lĩnh vực, nhất là thành phố thông minh, công nghệ thông tin, chăm sóc y tế.
Xem thêm: mth.50334801130012202-od-na-auc-couq-gnurt-ut-yam-ahn-tuh-hcaoh-ek/nv.ertiout