vĐồng tin tức tài chính 365

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần”

2022-10-04 11:27

Nhiều phiên tòa ở Đà Nẵng có bị cáo vẫn ở độ tuổi chưa thành niên. Một trợ giúp viên pháp lý nói rằng hình như những đứa trẻ vi phạm pháp luật đều có “vết xước tinh thần”. Sau cú vấp ngã đầu đời, tương lai của những đứa trẻ “cá biệt” này sẽ ra sao? Trăn trở ấy đưa PV Pháp Luật TP.HCM tìm đến Trường Giáo dưỡng số 3 - Bộ Công an (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), nơi tiếp nhận, giáo dục người chưa thành niên có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, từ đó cảm hóa, từng bước giúp các em sống một cuộc đời có ích.

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần” ảnh 1

Tú và Tài tập múa lân trong sân trường. Ảnh: TÂM AN

Ước mẹ không phải khóc

Gần 17 giờ, hai em Tú và Tài vẫn đang say sưa tập múa lân để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ. Ngơi tay tập luyện, Tài (16 tuổi, quê Quảng Trị) chia sẻ mẹ làm nông, cha làm xây dựng, thường xa nhà nên ít có thời gian bảo ban con. Vừa mới lên lớp 9, em đánh bạn nên bỏ trốn và dở dang học hành. Sau đó, em còn gây rối và trộm tiền của người khác để chơi game nên được đưa vào trường.

“Bữa lên thăm em, mẹ em khóc nhiều lắm. Vào đây em mới nhận ra nhiều điều và tự hứa phải thay đổi. Hồi em ở nhà, mẹ hay nấu món thịt kho tàu cho em ăn nhưng em không quan tâm, giờ em lại thấy rất nhớ. Nếu có một điều ước, em ước lúc ở nhà không cãi ba mẹ, không khiến mẹ phải khóc vì em” - Tài thỏ thẻ.

Vào trường, học lại lớp 9, lần đầu tiên em cảm nhận ý nghĩa đặc biệt của ngày khai giảng và bắt đầu thói quen đọc sách, em rất thích học vật lý. Tài ấp ủ ra trường sẽ vào làm trong garage ô tô của một người anh ở quê.

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần” ảnh 2

Cô và trò trong một giờ học chữ.

Ngồi kế bên, Tú (17 tuổi, quê Đắk Lắk) cũng nhoẻn miệng cười khoe tài nấu nướng của mẹ, trong đó “đỉnh” nhất là món thịt kho tàu với canh rau cải. Vào trường một năm nay, em chia sẻ thấy chín chắn hơn so với khi ở nhà.

“Ba em mất sớm, mẹ đi xuất khẩu lao động nên em ở với dì, được chiều nên sinh hư. Ở đây thầy cô đều tận tình, dễ gần, giảng bài cũng dễ hiểu. Vì trường ở xa nên em không muốn người nhà vất vả đến thăm nhiều. Em sẽ cố gắng để được ra trường trước thời hạn vì mẹ, dì và em gái đang chờ em ở nhà” - Tú tâm sự.

Quan tâm con mình trước khi quá muộn

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần” ảnh 3

Trung tá Đặng Thị Hải Vân.

Dù cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng phụ huynh nên dành một chút thời gian để quan tâm con mình trước khi quá muộn. Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái rất lớn. Trong đó, sự gương mẫu của cha mẹ trong thói quen, hành vi, ứng xử hằng ngày hết sức quan trọng. Không phải cứ kiếm được nhiều tiền, buổi sáng cho con vài đồng rồi kệ con thích ăn gì thì ăn, thích làm gì thì làm.

Trung tá ĐẶNG THỊ HẢI VÂN, Trường Giáo dưỡng số 3

Giám đốc, giảng viên trưởng thành từ trường

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, Trung tá Đặng Thị Hải Vân cho biết học sinh được đưa vào trường thường có hành vi vi phạm pháp luật như gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, trộm cắp, thậm chí giết người. Có em chỉ mới 12 tuổi ở Đắk Lắk đã lấy đá làm chết ông nội vì xin tiền không được. “Do đó, nhiều người nghĩ học sinh ở đây hư hỏng nhưng qua quá trình rèn luyện, các em đều có sự chuyển biến rõ nét về hành vi, suy nghĩ. Mừng nhất là nhiều em được tiếp tục học hành và thành công, trở thành những giám đốc, giảng viên hoặc đơn giản là một công dân tốt, sống có ích cho xã hội” - cô Vân chia sẻ.

Hơn 20 năm gắn bó với trường, Thiếu tá Nguyễn Duy Chung cho biết phần nhiều trẻ có gia đình khiếm khuyết, phát sinh tâm lý chống đối, phá phách hoặc có suy nghĩ rất tiêu cực. Có em mới đầu vô trường còn bỡ ngỡ, thấy công an thì tưởng là đi tù, tâm lý bị rối loạn nên phát sinh ý nghĩ làm sao để trốn thoát được “nhà tù” này. Có em lại đòi yêu sách, không được đáp ứng thì bỏ ăn. Tùy nỗ lực phấn đấu, có em rèn luyện tại trường lâu nhất là hai năm, nhanh nhất là sáu tháng.

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần” ảnh 4

Thiếu tá Nguyễn Duy Chung nhớ lại câu chuyện về những học trò đặc biệt.

Thầy Chung chia sẻ thầy thường nghe ngóng cuộc sống của học trò mình sau khi ra trường. Thầy Chung cho hay một cựu học sinh hiện là giám đốc của một công ty ở Đà Nẵng cũng thường xuyên đến thăm trường vào các dịp lễ, tết. Có trường hợp sau khi rời trường thì đi nghĩa vụ quân sự và phát triển sự nghiệp trong môi trường quân ngũ.

Mới nhất là trường hợp của cậu học trò tên Mạnh, vào trường năm 2013 vì hành vi cướp tài sản. Như bao học sinh khác, khi mới vào trường Mạnh cũng bị khủng hoảng tâm lý vì nghĩ mình phải “đi tù”. Sau vài tháng được thầy cô tư vấn, liên tục động viên, Mạnh đã dần lấy lại tinh thần và quyết tâm học tập, rèn luyện tốt. Mạnh được nhà trường đề nghị giảm thời hạn chấp hành ba tháng. Sau khi ra trường, với quyết tâm tiếp tục con đường học vấn, Mạnh đi nước ngoài học thêm bốn năm và lấy được bằng thạc sĩ kinh tế. Hiện Mạnh là giám đốc chiến lược, phó chủ tịch của một công ty lớn ở Hà Nội. Hằng năm, anh đều tham gia chương trình từ thiện, tặng sách và học bổng nhân ngày khai trường cho học sinh miền núi, hoàn cảnh khó khăn.

“Vừa rồi nhà trường tổ chức hội nghị gia đình học sinh để phụ huynh tận mắt xem nơi ăn chốn ở, quá trình học văn hóa, học nghề của các em như thế nào. Mạnh có đến thăm trường và tặng quà cho các em học sinh. Đây là một trong những tấm gương tiêu biểu về nghị lực vươn lên của học trò nhà trường.

Thấy càng nhiều em thành công, có cuộc sống ổn định thì thầy cô càng phấn khởi, cảm thấy có thêm động lực và yêu công việc mình đang làm” - thầy Chung chia sẻ.

Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần” ảnh 5

Các học sinh trong một buổi thực hành học nghề tại Trường Giáo dưỡng số 3. Ảnh: TÂM AN

Dạy nghề phù hợp

Trường đang quản lý, giáo dục 64 học sinh, chủ yếu 14-16 tuổi, trong đó phần nhiều là người dân tộc thiểu số. Ngoài học văn hóa, học sinh của trường còn được dạy nghề phù hợp với điều kiện, trình độ văn hóa và độ tuổi của các em. Vì điều kiện hoàn cảnh ở xa, gia đình các em cơ bản đều khó khăn nên rất ít có điều kiện đến thăm, chủ yếu liên lạc qua điện thoại.

Những gia đình không có điện thoại thì nhà trường sẽ liên lạc qua chính quyền địa phương. Đây là biện pháp hữu hiệu để học sinh yên tâm tư tưởng học tập, rèn luyện tại trường. Trung tá TRẦN THỊ BÍCH NGỌC, Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 3

Xem thêm: lmth.774107tsop-naht-hnit-coux-tev-oc-ert-od-gnan-gnourt-iogn/nv.olp

“Ngôi trường nâng đỡ trẻ có “vết xước tinh thần””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools