Với nghị định này, các doanh nghiệp cung cấp dịch OTT TV trong nước sẽ có cơ hội được cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp OTT xuyên biên giới. Cụ thể, nghị định này yêu cầu các OTT ngoại sẽ phải tuân thủ việc xin cấp phép và kiểm duyệt nội dung, quảng cáo tương tự như các doanh nghiệp nội.
Theo các chuyên gia, Nghị định 71 đã cung cấp một hành lang pháp lý cụ thể, chi tiết để giải quyết bất cấp lớn nhất lâu nay của thị trường OTT - đó là việc nhiều nền tảng xuyên biên giới hoạt động, bán nội dung cho khán giả trong nước, thu tiền quảng cáo nhưng chưa tuân thủ pháp luật, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, hành chính như doanh nghiệp nội.
"Nghị định mới của Chính phủ sửa đổi Nghị định 06 để điều tiết kỹ hơn truyền hình xuyên biên giới. Khi truyền hình xuyên biên giới vào phải tuân thủ đầy đủ các pháp luật của Việt Nam như luật điện ảnh, luật báo chí… Khi đã vào Việt Nam là phải tiền kiểm kết hợp hậu kiểm theo Luật Điện ảnh", ông Trần Văn Úy - Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam cho hay.
Ông Thomsa Jayet - Tổng giám đốc Công ty K+ cho rằng: "Rõ ràng là có một đua giữa các nền tảng xuyên biên giới với các sản phẩm bản địa và tất nhiên là chúng ta phải đối mặt. Điều quan trọng nhất ở đây theo tôi là phải kiến tạo một sân chơi công bằng. Khi chúng ta có các quy định chặt chẽ, bảo vệ tốt hơn cho doanh nghiệp, xử lý tốt hơn vấn đề bản quyền thì doanh nghiệp trong nước tự tin đầu tư vào thế mạnh bản địa của mình, vào nội dung thuần Việt hấp dẫn và chắc chắn sẽ chinh phục được khán giả".
Nghị định cũng quy định nội dung quảng cáo trên các OTT hoạt động tại Việt Nam phải được cài đặt tại Việt Nam, có sự kiểm soát, biên tập tương tự quảng cáo trên các kênh truyền hình trả tiền. Trường hợp không tuân thủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ có các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để ngăn chặn cũng như sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan để chế tài xử phạt cụ thể.
VTV.vn - Chưa được cấp phép nhưng nhiều ứng dụng cung cấp nội dung trực tuyến qua OTT như Amazon, Netflix hay WeTV vẫn phát hành phim và dịch vụ khác đến người dùng Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.50192600140012202-ion-tto-gnat-nen-cac-ohc-noh-gnab-gnoc-iohc-nas-oc-es/et-hnik/nv.vtv