Các chiến sĩ được tuyên dương - Ảnh: K.ANH
Đúng dịp kỷ niệm 61 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (4-10-1961 - 4-10-2022), những thước phim về công việc hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ lao mình vào đám cháy cứu người khiến nhiều người xúc động. Ở đó có cả những sự hy sinh, mất mát, có chiến sĩ đã quên mình, nằm lại mãi mãi.
Từng là nạn nhân trong một vụ cháy, anh Đặng Đôn Lai kể câu chuyện anh cùng cậu con trai mới 3 tuổi được các chiến sĩ cứu khỏi biển lửa năm ấy. Đó là ngày 11-7-2019, tòa nhà nơi anh đang ở bị cháy, mọi người hô hoán thoát ra và gọi cứu hỏa.
Rất nhanh chóng, các chiến sĩ liền có mặt. "Sức nóng hừng hực của ngọn lửa, khói bụi nhưng chỉ trong thời gian ngắn, các anh đã dập được lửa, giải cứu những người mắc kẹt trong tòa nhà, có tôi và cậu con trai 3 tuổi.
Tấm gương quả cảm của các anh đã truyền cho con trai tôi cảm hứng và cháu ước mơ sau này trở thành người lính cứu hỏa. Các anh là những anh hùng thầm lặng và nhiệt huyết" - anh Lai nói.
Trao bằng khen cho các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy - Ảnh: K.ANH
Trung tá Nguyễn Chí Thành - phó đội trưởng Đội 3, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM - kể về những kỷ niệm vui, buồn của hơn 20 năm trong nghề.
"Chúng tôi làm công việc tại nơi mà mọi người cố tìm mọi cách thoát nhanh ra ngoài, còn chúng tôi bằng mọi giá phải lao vào trong đó", ông Thành nói.
Các chiến sĩ giao lưu tại chương trình - Ảnh: K.ANH
Chúc mừng những gương điển hình, đại tá Huỳnh Ngọc Quan - phó Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM - mong mỏi các chiến sĩ trẻ tiếp tục đổi mới về tư duy, nhận thức, mọi hoạt động phải lấy người dân làm trung tâm.
Ông Quan nói trong phòng cháy chữa cháy, phải lấy phòng là chính, cơ bản và chiến lược lâu dài, lấy phòng cháy để hạn chế chữa cháy, xác định phòng cháy là "xây", chữa cháy là "chống".
Cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cung cấp hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.
"Phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội địa phương tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức phòng cháy chữa cháy, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân đối với phòng cháy chữa cháy và có thể tự cứu mình trước khi lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy có mặt" - ông Quan lưu ý.
TTO - Với 185 điểm, nhà leo núi Vũ Nguyên Sơn, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã trở thành á quân chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 22. Trong đó, với đáp án 'Tiêu lệnh chữa cháy' để lại một niềm xúc động đặc biệt với nhà leo núi.
Xem thêm: mth.85821512140012202-oav-oal-iot-gnuhc-noc-ar-taoht-hcac-mit-gnuc-ia-ion-o-ceiv-mal/nv.ertiout