vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Bộ Công Thương xin trả lại hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công?

2022-10-07 10:36

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân mới ký báo cáo gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm.

Theo báo cáo này, năm 2022, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch giải ngân vốn đầu công là 825,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng đầu năm của Bộ Công Thương mới chỉ đạt gần 20%, đạt tỉ lệ thấp so với bình quân chung của các bộ ngành, địa phương.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1094 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xin điều chỉnh giảm vốn đầu tư công từ hơn 820 tỷ đồng xuống còn hơn 418,5 tỷ đồng, trong đó có toàn bộ vốn ODA là gần 239,3 tỷ đồng và vốn trong nước hơn 167,3 tỷ đồng.

Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch phân bổ toàn bộ 418,5 tỷ đồng, trong đó 194,6 tỷ đồng thực hiện 28 dự án chuyển tiếp; 220,9 tỷ đồng thực hiện 27 dự án khởi công mới.

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Bộ Công Thương xin trả lại hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công?

Năm 2022, Bộ Công Thương được Thủ tướng giao giải ngân vốn đầu công hơn 800 tỷ đồng.

Trong báo cáo, Bộ Công Thương đã giải trình một số nguyên nhân khiến tỉ lệ giải ngân vốn ở mức thấp hơn so với mức trung bình cả nước.

Trong đó, nguồn vốn ODA không thể triển khai được do vướng mắc về không lựa chọn đơn vị thẩm định giá thiết bị và còn nhiều thủ tục cần triển khai. Bộ Công Thương có liệt kê 9 thủ tục cần triển khai và đây là nguyên nhân phải điều chỉnh giảm toàn bộ vốn ODA trong năm 2022.

Đối với các dự án khởi công mới, Bộ Công Thương cho rằng, cần phải thực hiện nhiều thủ tục mới đủ điều kiện triển khai công trình và giải ngân, gồm: tổ chức đấu thầu lựa chọn các nhà thầu tư vấn; lập thiết kế thi công và dự toán xây dựng; thẩm tra, thẩm định thiết kế thi công; dự toán xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; lập, trình thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; thương thảo, ký hợp đồng xây dựng và tạm ứng vốn khởi công.

Trong khi tiến độ thực hiện một số thủ tục nêu trên phụ thuộc vào yếu tố khách quan và rất dễ phát sinh các vấn đề ngoài dự kiến.

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia đã hoàn thành và đang trong quá trình thẩm định, tuy nhiên sau khi các đề án được phê duyệt thì mới đủ điều kiện thanh, quyết toán các hợp đồng tư vấn, tổ chức công bố quy hoạch và giải ngân vốn.

Bộ Công Thương đang có 2 dự án xây dựng trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía bắc và phía nam nằm trong khu công nghệ cao Hà Nội và Tp.HCM đang gặp vướng mắc trong quá trình giao, cho thuê đất để triển khai dự án. Công tác giao đất thực hiện các dự án tại một số địa phương cũng gặp khó khăn trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Kinh tế vĩ mô - Vì sao Bộ Công Thương xin trả lại hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công? (Hình 2).

Trong 9 tháng, có 16 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 20% (Ảnh: Hữu Thắng).

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân đến cuối tháng 9/2022 đạt trên 253.000 tỷ đồng, tăng hơn 34.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Có 12 bộ, ngành, địa phương tỉ lệ giải ngân trên 70%. Giải ngân đầu tư công tuy tăng về số liệu tuyệt đối nhưng về tỉ lệ mới đạt 46,7% kế hoạch giao, thấp hơn 0,7% cùng kỳ năm 2021. Có 16 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỉ lệ giải ngân đạt thấp, dưới 20%.

Đáng chú ý, có đến 6 bộ, 8 địa phương có tỉ lệ giải ngân bằng 0% kế hoạch vốn, gồm các Bộ Công Thương, Xây dựng, Y tế, Quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Bắc Ninh, Nam Định, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính nhận được văn bản đề xuất trả kế hoạch vốn năm 2022 của 17 bộ, địa phương với tổng trị giá là 6.827 tỷ đồng.

Việc chậm giải ngân nguồn vốn nước ngoài làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và các địa phương.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngày 26/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công chủ yếu nguyên nhân chủ quan là chính.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, cắt giảm ngay các thủ tục; các bộ, ngành, địa phương cũng phải hạn chế việc dàn trải, manh mún; làm việc nào dứt việc đó. Cơ quan, đơn vị bên dưới trong quá trình triển khai nếu thấy vướng ở điểm nào phải kịp thời báo cáo, kiến nghị cấp trên, hạn chế "văn bản vòng vo".

Về những tồn tại được nêu, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập hợp các vướng mắc, báo cáo Chính phủ trước ngày 20/10 để vướng ở cấp nào, cấp đó giải quyết. Về khâu tổ chức thực hiện, Thủ tướng cũng phê bình các bộ, ngành, địa phương làm chưa tốt việc giải ngân cần kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, báo cáo trong tháng 10/2022.

Xem thêm: lmth.205375a-gnoc-ut-uad-nov-gnod-yt-004-noh-ial-art-nix-gnouht-gnoc-ob-oas-iv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao Bộ Công Thương xin trả lại hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools