vĐồng tin tức tài chính 365

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong thương mại điện tử xuyên biên giới

2022-10-08 08:10

Vừa qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (IDEA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) tổ chức Hội nghị “Nâng cao năng lực xuất khẩu và quảng bá sản phẩm thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Hà Nội cho biết: Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã thành công trong đại dịch nhờ mạnh dạn chuyển đổi phương thức kinh doanh thích ứng với thời đại mới, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhờ có sự nhạy bén kịp thời bắt kịp xu hướng phát triển thương mại điện tử.

"Để có thể tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới, các doanh nghiệp cần phải có hiểu biết rất rõ về các quy định, quy luật, hợp tác quốc tế, logistics, thanh toán quốc tế… Công tác này cần có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo", bà Mai Anh nhấn mạnh.

Ông Bùi Huy Hoàng - Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương nhận định, thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7.385 tỷ USD vào năm 2025. Ở trong nước, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tăng 16%, đạt 13,7 tỷ USD; quy mô thị trường B2C thương mại điện tử ước tính chiếm 6,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Dự báo giai đoạn 2022-2025 thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm, đạt 35 tỷ USD vào năm 2025 và chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Theo dự báo của Amazon Global Selling, doanh thu xuất khẩu thương mại điện tử B2C của người bán tại Việt Nam ước tính đạt 75,4 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và có thể đạt 256,1 nghìn tỷ đồng trong 5 năm tới.

Ông Mạc Quốc Anh - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết, thực tế trong thời gian đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tăng trưởng doanh thu 40-50% khi biết tiếp cận thị trường thương mại điện tử trong thời gian qua. Trong đó ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc, nhất là các sản phẩm như sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ....

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong thương mại điện tử xuyên biên giới

Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7.385 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Mạc Quốc Anh cũng cho biết, theo thống kê hiện mới chỉ có khoảng 26-30% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi con số này tại Thái Lan và Indonesia là hơn 40%. Chính vì thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thay đổi, chiếm lĩnh được thị trường thương mại điện tử hàng tỷ đôla tiềm năng này.

Tận dụng ưu thế để “xâm nhập” thị trường Mỹ 

Ông Vũ Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sunhouse cho biết, sau gần 1 năm phát triển hệ thống thương mại điện tử với Amazon vào thị trường Mỹ, Sunhouse đã rút ra hai bài học kinh nghiệm chính.

Thứ nhất là các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường vào Mỹ cần tìm hiểu rõ ngành nào, nhóm sản phẩm nào phù hợp để đưa vào Amazon. Ông Vũ Thanh Hải cho rằng, hiện nay có 2 nhóm ngành đó là hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng chúng ta có lợi thế sẵn có về nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công hơn các nước khác, có thể tiếp tục phát triển để đẩy mạnh vào Mỹ.

Thứ hai là hàng có lợi thế về thuế xuất. Ông Hải phân tích lý do vì sao trong gần 2.000 sản phẩm của tập đoàn, nhưng Sunhouse chỉ chọn 4 sản phẩm trong số đó để tấn công vào thị trường Mỹ qua kênh Amazon. Doanh nghiệp phải biết được mặt hàng đó có được hưởng ưu đãi về thuế xuất khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ hay không, cụ thể chính là chênh lệch thuế xuất giữa hàng cùng chủng loại giữa Trung Quốc và Mỹ, giữa Việt Nam và Mỹ là bao nhiêu? Bởi nếu tính bình quân về giá thành sản xuất, chúng ta không thể cạnh tranh được với hàng đến từ Trung Quốc. Chính vì thế, doanh nghiệp cần chọn mặt hàng nào mà thuế xuất Trung Quốc vào Mỹ cao hơn thuế xuất Việt Nam vào Mỹ khoảng 10% mới cạnh tranh được.

Sunhouse đã chọn 4 sản phẩm mà thuế xuất của Việt Nam vào Mỹ có khoảng 3%, trong khi đí sản phẩm tương tự của Trung Quốc thuế xuất vào Mỹ phải chịu tới 18%. Có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại đến từ Trung Quốc. Đây cũng là một trong những yếu tố “sống còn” của các doanh nghiệp nếu như muốn cạnh tranh và giành thị phần tại một thị trường lớn và rộng mở như Mỹ.

Khai thác mạnh mẽ hơn thương mại điện tử xuyên quốc gia 

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) trong giai đoạn hiện nay, Thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành một phương thức hữu hiệu để doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu mới, giảm thiểu rủi ro khi chuỗi cung ứng truyền thống đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hay các xung đột địa-chính trị. Việc tận dụng được các thị trường Thương mại điện tử phát triển mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp có thể len vào các thị trường khó tính, nơi có rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Hình thức này cũng giúp giảm chi phí vận hành khi phân phối sản phẩm đến người dùng cuối.

Mặc dù vậy, hiện các doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của Thương mại điện tử để tiến vào thị trường thế giới, nhất là thị trường các nước tham gia các Hiệp định thương mại tự do.

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong thương mại điện tử xuyên biên giới (Hình 2).

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã thành công trong đại dịch nhờ mạnh dạn chuyển đổi phương thức kinh doanh thích ứng với thời đại mới.

Theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen với khái niệm và thủ tục liên quan đến xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới, cũng như thiếu kiến thức lẫn kỹ năng trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, cần phải có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước thực tế này, vừa qua Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ và công bố sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”. Theo đó, sáng kiến đặt mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam trong 5 năm tới, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp địa phương.

Ông Gijae Seong - Giám đốc Quốc gia, Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ, sáng kiến hướng tới mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới cho 10.000 doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026. Chương trình sẽ giúp các doanh nghiệp, người kinh doanh, nguồn nhân lực trẻ trên toàn Việt Nam có thể nhanh chóng nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường toàn cầu qua Thương mại điện tử xuyên biên giới. Từ tháng 6/2022 đến nay, Chương trình đã được khởi động tại Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Tại Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” tổ chức tại Hải Phòng mới đây, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hải Phòng Bùi Quang Hải cho rằng, hiện nay thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới đã và đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt được giao lưu, cọ sát thực tế để nâng cao năng lực, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu…

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu thông tin về các quy định liên quan của thị trường nước ngoài; chưa đủ các kỹ năng, kiến thức về marketing trong thương mại điện tử xuyên biên giới; xây dựng định hướng kinh doanh, bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế… Chính vì vậy việc trang bị kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu, nắm bắt thông tin thị trường cho các doanh nghiệp mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng trong thời gian tới.

Hương Anh (tổng hợp) 

Xem thêm: lmth.895375a-ioig-neib-neyux-ut-neid-iam-gnouht-gnort-nd-ohc-cul-gnan-oac-gnan/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp trong thương mại điện tử xuyên biên giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools