vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

2022-10-08 11:49
TP.HCM chủ động ứng phó thời tiết cực đoan - Ảnh 1.

Một công nhân gia cố lại vị trí thi công trên đường Bến Bình Đông, quận 8 để ngăn nước triều cường tràn vào khu vực dân cư - Ảnh: LÊ PHAN

Theo thống kê, từ năm 1962 đến 2001 chỉ có 9 cơn mưa lớn với lượng mưa trên 100mm. Nhưng từ năm 2002 đến nay có tới 59 cơn mưa lớn, riêng trong năm 2020 có 7 cơn mưa với lượng mưa 100 - 212mm.

Thời tiết ngày càng phức tạp

Trong khi đó, triều cường từ năm 1980 - 2007 luôn dưới 1,5m. Nhưng từ năm 2008 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt triều cường cao, có thời điểm đỉnh triều đạt 1,8m.

Còn về bão, ông Lê Đình Quyết, phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định bão xuất hiện và đi vào vùng biển phía Nam ngày càng dày hơn. Ông Quyết đưa ra số liệu từ năm 1951-1997, tức 46 năm, chỉ có 1 cơn bão ảnh hưởng đến Nam Bộ (bão Linda).

Nhưng sau đó tần suất bão lại dày hơn hẳn. Từ năm 1997 - 2006 (9 năm) có 1 cơn là bão Durian ảnh hưởng nặng nề đến Nam Bộ. Từ 2006-2012 có 1 cơn bão, sau đó là năm 2017 có cơn bão Tempin nhưng không vào đất liền, năm 2018 là cơn bão Usagi.

Bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, dẫn các nghiên cứu và tính toán cho thấy trước đây số cơn bão ảnh hưởng đến phía Nam chỉ khoảng 0,2 cơn/năm, gần đây con số đã nhích dần lên 0,6 cơn/năm. Đó là chưa kể những cơn bão bị "chết yểu" trên biển.

"Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn tới điều này", bà Lê Thị Xuân Lan nhận định.

TP.HCM sẽ có cơ sở dữ liệu riêng

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mới đây đã ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 10 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khí tượng thủy văn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND TP giao chủ trì triển khai, đánh giá việc triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng giám sát khí tượng thủy văn. Sở này sẽ phối hợp với Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND TP bố trí kinh phí cho công tác giám sát khí tượng thủy văn.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chính phối hợp cùng các đơn vị có liên quan xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên môi trường bao gồm hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu của TP.

Cùng với tăng cường quản lý, TP cũng chú trọng tuyên truyền và ứng dụng kỹ thuật công nghệ, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng và hợp tác quốc tế, đặc biệt là giải pháp về công nghệ.

Việc đầu tư vào công nghệ dự báo khí tượng sẽ giúp TP làm tốt việc đo đạc, thu thập, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn. Từ đó có kế hoạch giám sát biến đổi khí hậu, có phương án thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

UBND TP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường sớm thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn. Sở phải xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu tích hợp trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành tài nguyên và môi trường. Mạng lưới khí tượng thủy văn chuyên dùng sẽ được TP khai thác, sử dụng giúp phát triển kinh tế - xã hội và phòng chống thiên tai.

Dùng trí tuệ nhân tạo vào dự báo

mua to 8-1000 1(Read-Only)

Phụ huynh và học sinh cùng nhau lội qua đoạn ngập trên đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Lê Đình Quyết - phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đơn vị này tiến hành đề tài "Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm ngập lụt đô thị dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM".

Nguyên lý của mô hình này là sử dụng ảnh radar thời tiết kết hợp phương pháp đồng hóa dữ liệu, ảnh mây vệ tinh, số liệu từ các trạm mặt đất để dự báo mưa. Sau đó chạy chương trình dự báo triều cường.

Từ những kết quả dự báo trên hệ thống tự động sẽ đưa ra bản đồ cảnh báo ngập, lụt. Bản đồ ngập sẽ mô tả chi tiết vùng ngập trên ứng dụng cài trong điện thoại thông minh. Bước đầu việc thử nghiệm cho kết quả tương đối tốt. Đề tài này sẽ được cơ quan chức năng nghiệm thu vào cuối năm nay.

Có thể dự báo chính xác 75% về vùng mưa tại TP.HCMCó thể dự báo chính xác 75% về vùng mưa tại TP.HCM

TTO - Điểm nổi bật của công tác dự báo hiện nay tại TP.HCM là sử dụng công nghệ AI. Kết hợp chạy ảnh radar thời tiết, kết hợp ảnh mây vệ tinh, số liệu từ các trạm mặt đất để dự báo mưa và chương trình dự báo triều để đưa ra bản đồ cảnh báo ngập sớm.

Xem thêm: mth.81743558080012202-naod-cuc-teit-ioht-ohp-gnu-gnod-uhc-mchpt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM chủ động ứng phó thời tiết cực đoan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools