Một cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - Ảnh: CFR
Trước đó, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết của mình trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào ngày 30-9 để ngăn chặn một đề xuất tương tự.
Theo Hãng tin AFP, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Liên Hiệp Quốc Olof Skoog đã phối hợp cùng Ukraine và các nước khác để soạn dự thảo nghị quyết phản đối Nga.
Ông Skoog cho rằng việc Đại hội đồng có phản ứng với Nga về việc sáp nhập bốn khu vực của Ukraine là "vô cùng quan trọng".
Theo bản dự thảo mà Hãng tin AFP thu thập được, nghị quyết mới sẽ tuyên bố việc Nga sáp nhập Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine là "bất hợp pháp" và khẳng định động thái này "không có giá trị theo luật pháp quốc tế".
Bản dự thảo cũng kêu gọi tất cả các quốc gia, tổ chức quốc tế và cơ quan chính phủ không công nhận các cuộc sáp nhập trên, đồng thời yêu cầu Nga lập tức rút quân khỏi Ukraine.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bao gồm 193 nước thành viên, mỗi quốc gia nắm giữ một lá phiếu biểu quyết và không ai có quyền phủ quyết.
Đáp lại, Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia đã gửi một bức thư tới tất cả các quốc gia thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trong đó, Matxcơva khẳng định động thái của phương Tây "không liên quan gì đến việc bảo vệ luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc".
"Họ chỉ theo đuổi các mục tiêu địa chính trị của riêng mình", ông Nebenzia viết.
Đại sứ Nga cũng cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang tạo ra "áp lực khổng lồ" đối với các quốc gia thành viên khác. Vì thế ông cho rằng Đại hội đồng nên chọn cách bỏ phiếu kín trong bối cảnh hiện tại.
TTO - Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser muốn cách chức giám đốc an ninh mạng của nước này do nghi ngờ có liên hệ với những người liên quan đến tình báo Nga.