Các kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra sẽ được hội đồng thẩm định thẩm định trước khi ban hành chính thức - Ảnh: Q.ĐỊNH
Theo đó, hội đồng này sẽ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của ba đoàn thanh tra được Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập từ trước đó vào tháng 2-2022 liên quan tới việc thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại ba miền Bắc, Trung, Nam.
Theo quyết định này, chủ tịch hội đồng là ông Nguyễn Anh Sơn, vụ trưởng Vụ Pháp chế và phó chủ tịch hội đồng là ông Ngô Minh Đức, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Ngoài ra còn có 7 thành viên hội đồng gồm các lãnh đạo, cán bộ của Tổng cục Quản lý thị trường; Thanh tra Bộ Công Thương, Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước…
Hội đồng thẩm định sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về Bộ trưởng Bộ Công Thương về báo cáo kết quả thẩm định.
Nội dung thẩm định sẽ bao gồm kết luận những nội dung đã tiến hành thanh tra như xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, trên cơ sở kết quả các đoàn thanh tra đã kiểm tra, xác minh.
Thời hạn thẩm định trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định nhận được đủ dự thảo kết quả thanh tra và tài liệu có liên quan được các trưởng đoàn thanh tra bàn giao. Các đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao đầy đủ dự thảo kết luận thanh tra và tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
Theo đó, báo cáo kết quả thẩm định sẽ là một trong những tài liệu để Bộ trưởng Bộ Công Thương tham khảo trước khi ký ban hành kết luận thanh tra.
Đến nay, mặc dù các kết luận thanh tra của từng đoàn thanh tra chưa được công bố chính thức và đầy đủ. Thế nhưng Bộ Công Thương đã thông tin một phần nội dung kết luận này liên quan đến việc thi hành quyết định xử phạt bổ sung bằng hình thức tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với các doanh nghiệp đầu mối, gây nên những ý kiến trái chiều và không đồng tình trong giới kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, có 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu tại miền Trung bị tước giấy phép trong vòng từ 1 - 2 tháng, đã hoàn thành việc thực hiện mức xử phạt vi phạm và đã được trả giấy phép. Tuy nhiên, với 5 doanh nghiệp đầu mối phía Nam bị tước giấy phép trong vòng 1 tháng, do mức độ ảnh hưởng tới thị trường quá lớn, nên bộ này đã phải tạm dừng thi hành quyết định xử phạt này.
Trao đổi với Tuổi trẻ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cho rằng việc các đoàn thanh tra áp dụng hình thức phạt bổ sung bằng việc tước giấy phép của doanh nghiệp là "quá nặng" so với vi phạm được phát hiện liên quan tới thủ tục hành chính.
Trong bối cảnh thị trường xăng dầu đang biến động, cung cầu thị trường bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm xăng dầu và giá tăng cao, thì việc áp dụng hình thức xử phạt như trên được xem là sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cho hay việc bị rút phép hoặc dù đang được tạm thi hành hình thức xử phạt này song cũng đã ảnh hưởng lớn tới việc tạo nguồn nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Bởi sau khi áp dụng việc tước giấy phép, hoặc với những doanh nghiệp bị đưa vào danh sách rút phép, đã khiến cho ngân hàng và các đối tác cung cấp hàng hoài nghi, lo ngại trong việc cấp hàng và cung cấp tín dụng.
Thực tế này đã gián tiếp làm ảnh hưởng tới nguồn cung, gây nên tình trang thiếu hụt xăng dầu, đóng cửa và khan hiếm xăng dầu đang diễn ra trên diện rộng tại các tỉnh miền Nam...
TTO - Cùng với kiến nghị của Saigon Petro, một số doanh nghiệp trong nhóm 5 doanh nghiệp vừa bị tước giấy phép cũng có đơn kiến nghị tới Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương về quyết định xử phạt của cơ quan thanh tra.
Xem thêm: mth.16791737011012202-uad-gnax-art-hnaht-auq-tek-hnid-maht-gnod-ioh-pal-gnouht-gnoc-ob/nv.ertiout