Bến xe Miền Đông mới nhìn từ trên cao - Ảnh: T.T.D.
Chị Nguyễn Thị Hiền - một người dân (ngụ quận Bình Thạnh) - nhận định bến xe mới được xây dựng khang trang, hiện đại nhưng đường sá xung quanh còn bất tiện, nhất là đối với những người mới lần đầu đến khu vực này.
Chiều 11-10, chị Hiền chở mẹ ra bến xe Miền Đông mới để lên xe về tỉnh Quảng Ngãi. Do biết trước thông tin về việc dời tuyến xe ra ngoại thành, chị chủ động đi sớm tránh ùn tắc trễ chuyến xe.
Sau khi đưa mẹ đi xong, chị Hiền chạy xe máy ra cổng thì tá hỏa vì không thể rẽ trái vào đường Hoàng Hữu Nam trở lại TP. Chị rẽ phải tiếp tục chạy tìm giao lộ quay đầu xe, nhưng chạy đến hơn 5km thì phát hiện đã tới chân cầu Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai). Lúc này, chị buộc phải đi vòng xuống dạ cầu Đồng Nai quay ngược về TP.
Một trường hợp khác, anh Nguyễn Minh Dũng cũng đi lạc đoạn đường khá xa vào đường Nguyễn Xiển. Anh được người dân địa phương chỉ quay ngược lại đi vào một con đường đất nhỏ vòng lại đường Hoàng Hữu Nam.
"Đi tới đường Hoàng Hữu Nam - xa lộ Hà Nội - quay đầu xe nút giao trạm 2 - xa lộ Hà Nội hướng về trung tâm TP", anh Dũng mô tả lại đoạn đường đã đi.
Anh Dũng cho rằng TP muốn hút khách về bến xe mới để giải tỏa giao thông nội đô thì cần tăng cường đầu tư hạ tầng kết nối vào bến xe. Dù có xe trung chuyển và xe buýt phục vụ khách muốn đến bến xe mới nhưng không ít người dân sẽ muốn tự đi. Chỉ cần đường sá ra vào bến mới thuận tiện, rút ngắn thời gian đi lại, người dân nhất định chủ động lựa chọn bến mới.
Từ ngày 11-10, TP.HCM chính thức dời thêm 79 tuyến xe khách về bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Trong đợt di dời giai đoạn 2 này, người dân đi các tuyến hướng ra miền Trung, miền Bắc (trừ hướng quốc lộ 14 đi Tây Nguyên) mua vé, đi lại ở bến mới.
TTO - Hành khách không đông trong ngày đầu di dời thêm 79 tuyến xe khách về bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức, TP.HCM).
Xem thêm: mth.56343623121012202-ev-gnoud-gnut-gnul-noc-nad-iougn-ueihn-iom-gnod-neim-ex-neb-id/nv.ertiout