vĐồng tin tức tài chính 365

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10: Đề cao đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh

2022-10-13 09:22

Ông Lê Mai Hữu Lâm (tổng giám đốc Công ty Cát Vạn Lợi): Doanh nhân phải truyền được cảm hứng

Trước đây, khái niệm VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp, mơ hồ) tưởng chừng là lý thuyết nhưng giờ ai cũng gặp phải sau đại dịch COVID-19. Giờ mọi diễn biến thế giới đều ảnh hưởng ngay đến doanh nghiệp. Nói như vậy để thấy rằng doanh nhân hiện nay phải đứng trước một cuộc cạnh tranh toàn cầu, chịu tác động chung.

Để thay đổi và thích nghi với tình hình ấy, doanh nhân cũng phải đi học, chúng ta học doanh nghiệp trên thế giới, học những nơi việc thật, làm thật.

Kinh doanh trong giai đoạn đầy biến động, sẽ có doanh nghiệp tận dụng cơ hội để vươn lên, nhưng cũng có những doanh nghiệp ngủ đông hoặc thất bại. Vấn đề rất cốt lõi là doanh nhân mở công ty ra với giá trị gì, nếu chỉ đặt mục tiêu kiếm tiền sẽ không đi được đường dài, nhưng nếu có khát vọng và mang giá trị cho xã hội thì đây sẽ là động lực để chủ doanh nghiệp kéo cả công ty vươn lên, tiếp nối giá trị qua các thế hệ.

Khi đó, doanh nhân sẽ đóng vai trò định hướng, dẫn dắt và truyền cảm hứng để con tàu doanh nghiệp mình đi một cách đúng hướng.

Ông Nguyễn Đình Tùng (chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Vina T&T Group): Chuyên nghiệp hơn để thích ứng trước biến động

Nếu có thể nói về tinh thần của doanh nhân Việt Nam thì hai phẩm chất mà tôi nhìn thấy rõ nhất chính là tinh thần học hỏi và tương ái. Trong đơn hàng sầu riêng đầu tiên Việt Nam xuất sang Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, cơ quan quản lý nước này lấy kính lúp soi từng gai sầu riêng xem có rệp sáp hay không, thậm chí còn dùng bông kiểm tra xem có dính COVID-19 trên bề mặt.

Rõ ràng, với những đơn hàng xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường lớn, tư duy làm nông nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam đang bắt đầu thay đổi.

Muốn thành công và thay đổi thì chỉ có sự học hỏi. Đáng mừng là trong thời gian gần đây trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta bắt đầu có những doanh nghiệp lớn, tư duy làm nông không còn "ăn xổi" mà đầu tư bài bản về hệ thống, chất lượng, cửa hàng.

Sự chuyên nghiệp này làm cho nền nông nghiệp Việt Nam bền vững hơn, chúng ta đang hướng tới sản xuất một mặt hàng, một chuẩn để có thể bán đi tất cả thị trường Mỹ, EU hay Trung Quốc.

Ông Phạm Văn Việt (phó chủ tịch Hội Dệt may - Thêu đan TP.HCM): Hỗ trợ dòng tiền, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó

Hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn ở đầu ra, trong đó doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khi các thị trường chủ lực là EU và Mỹ giảm sức mua từ 20 - 30%, thậm chí có nước giảm đến 60%. Điều này tác động đến dòng tiền của các doanh nghiệp, trong khi đúng thời điểm này các ngân hàng cũng hạn chế cho vay, giải ngân dẫn đến các doanh nghiệp thật sự rất khó khăn.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, có các đơn hàng. Đồng thời, cần xem xét giãn nợ cho doanh nghiệp bởi hiện thu hồi nợ rất gắt trong khi doanh nghiệp tồn đọng lớn về sản phẩm, nguyên liệu và đang khó khăn đầu ra.

Thị trường hiện biến động rất khó lường, trước đây đơn hàng có thể đặt theo quý, theo mùa nhưng bây giờ sản xuất theo tháng nên doanh nghiệp cũng phải thay đổi bằng cách đổi mới công nghệ và chuẩn bị sẵn các tiềm lực để tung ra sản xuất ngay.

Ông Alain Cany (chủ tịch EuroCham Việt Nam): Cấp thiết nâng cao trình độ lao động

Việt Nam đang có những mục tiêu đầy tham vọng với nền kinh tế số. Mục tiêu đặt ra là năm 2030, kinh tế số đóng góp 30% vào GDP. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng các điều kiện thuận lợi hiện tại và duy trì tiến trình số hóa bằng cách tăng cường đầu tư cho phát triển số và lồng ghép số hóa trong mô hình kinh doanh của mình.

Nhà nước, Chính phủ phải khuyến khích đổi mới, số hóa các thủ tục và điều chỉnh các quy định cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Để Việt Nam phát triển trong tất cả các lĩnh vực quan trọng bao gồm chuyển đổi xanh, cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế số, vươn lên trên chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu… thì hai khối công và tư phải phối hợp với nhau để nâng cao năng lực nguồn nhân lực của Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, tỉ lệ lao động "có tay nghề" của Việt Nam chỉ đạt 26,1%. Chính phủ muốn tăng tỉ lệ này lên 75% vào năm 2030, với 40% có chứng chỉ chính thức. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ phải tập trung vào đào tạo để nâng cao kỹ năng và khả năng của người lao động. Khối tư nhân cũng đóng một vai trò to lớn. Thông qua chia sẻ kiến thức và triển khai các sáng kiến phát triển nhân tài, chúng ta sẽ phát triển tối đa tiềm năng cho lực lượng lao động của Việt Nam.

Đối với vấn đề này và tất cả các sáng kiến hợp tác khác, tôi khuyến nghị khối tư nhân nên tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì 96% doanh nghiệp mới trong nước là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

N.HIỂN - N.BÌNH ghi

Xem thêm: mth.65742148031012202-hnaod-hnik-aoh-nav-nahn-hnaod-cud-oad-oac-ed-01-31-man-teiv-nahn-hnaod-yagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10: Đề cao đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools