vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh dại, xin đừng chủ quan!

2022-10-13 09:22
Bệnh dại, xin đừng chủ quan! - Ảnh 1.

Chủ quan trong tiêm ngừa bệnh Dại có thể gây ra hậu quả đáng tiếc

Từ đầu năm đến nay, số bệnh nhân tử vong vì bệnh dại liên tục gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước, đứng đầu là Bến Tre với 11 ca. Trong đó, đa số trường hợp tử vong đều không tiêm ngừa vắc xin dại mà tự điều trị bằng các phương pháp dân gian như uống thuốc nam, lấy nọc.

Ngoài ra, số lượng chó tại Việt Nam là tương đối nhiều, hầu hết được thả rông, không rọ mõm và chưa được tiêm ngừa vắc xin dại. Đây là nguồn lây vi rút dại cho người.

Tỉ lệ tử vong 100% khi lên cơn dại

Bệnh dại lưu hành tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ tử vong hầu như 100% khi lên cơn dại.

Tổng điều tra trên 377 ổ dịch dại giai đoạn 2017-2021, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương kết luận, đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, ngoại trừ 2014 (dịch sởi), và 2021 (COVID-19), mỗi năm có gần 500.000 người bị phơi nhiễm với vi rút này.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người thông qua tiếp xúc với vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng não. Trong số đó, chó nhiều nhất (84%), có nguồn lây từ chó nhiễm vi rút dại. 

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Điều này phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn. Vết cắn càng nặng và gần cơ quan thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Trong vòng 1-4 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê liệt và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ trải qua giai đoạn viêm não với những biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp những biểu hiện như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

Vẫn còn nhiều hiểu lầm về bệnh dại

Từ thực tế số ca tử vong do dại được ghi nhận gần đây và báo cáo của các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 4 năm vừa qua, có thể thấy, phòng chống bệnh dại đang là một thách thức. Hằng năm nước ta vẫn còn nhiều người chết vì bệnh dại là do sự chủ quan và những ngộ nhận của người dân về bệnh dại và vắc xin phòng dại.

Mặt khác, tình trạng nuôi, thả rông chó mèo không rọ mõm vẫn còn tồn tại phổ biến tại nhiều địa phương, gây khó khăn trong việc quản lý và tổ chức tiêm phòng dại cho động vật. Theo ThS.BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn - Viện Pasteur TP.HCM"Hầu hết các trường hợp tử vong vì bệnh dại là do người bệnh không đi tiêm vắc xin phòng ngừa sau khi bị động vật cắn, cào, liếm lên vùng da bị tổn thương. Người dân thường nghĩ rằng chó mèo đã tiêm phòng rồi thì không sao, hoặc có thói quen theo dõi động vật cắn trước, nếu có vấn đề gì mới đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

Đây là các quan niệm không đúng vì tiêm ngừa dại là đặc biệt cần thiết, tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị động vật cắn. Nhất là những trường hợp bị cắn ở vùng nguy hiểm như đầu, mặt, cổ... Ngoài ra, việc tự ý điều trị bằng thuốc Đông y, hoặc đi lấy nọc… sẽ dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong".

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn nhận định, chính tâm lý sợ tác dụng phụ của vắc xin dại cũng là một rào cản khiến người dân ngại đi tiêm phòng sau khi phơi nhiễm. "Vắc xin dại thế hệ mới được sản xuất bằng công nghệ mới là công nghệ tế bào và đã được kiểm tra với các quy trình chặt chẽ, đảm bảo tính an toàn cho người tiêm và không có gì phải lo lắng về các tác dụng phụ của vắc xin", bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Có thể thấy, điều quan trọng giúp giảm gánh nặng bệnh dại chính là mỗi cá nhân cần xóa bỏ những lầm tưởng về bệnh dại và vắc xin ngừa dại, để từ đó chủ động bảo vệ bản thân trước căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Cuộc chiến phòng chống dại sẽ thành công khi có sự chung tay của các cơ quan nhà nước cùng ý thức của mỗi người dân.

Xem thêm: mth.2370826121012202-nauq-uhc-gnud-nix-iad-hneb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh dại, xin đừng chủ quan!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools