vĐồng tin tức tài chính 365

Cần nhiều hơn sự gắn kết, nghĩa tình ở các khu đô thị mới

2022-10-14 03:17
Cần nhiều hơn sự gắn kết, nghĩa tình ở các khu đô thị mới - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, phó Ban văn hóa - xã hội HĐND TP, cùng ban quản trị khu dân cư Hưng Thái trong chuyến khảo sát - Ảnh: HỮU HẠNH

“Nếu chúng ta không nhận diện được sự đổi mới về đời sống, văn hóa của nó, chúng ta sẽ không biết phải làm gì và đề ra chính sách gì cho phù hợp…”, ông Nguyễn Minh Nhựt, phó Ban văn hóa - xã hội, trăn trở về một câu chuyện mới mẻ, đó là chuyện về văn hóa, lối sống của các khu đô thị mới.

Nơi có hơn 50% dân cư là người nước ngoài

Trong buổi sáng, đoàn khảo sát đã đến gặp gỡ và trao đổi với người dân tại khu dân cư Hưng Thái và chung cư Sky Garden (quận 7). Với loại hình nhà mặt đất nên người dân tại khu Hưng Thái có sự tiếp xúc và gắn kết chặt chẽ với nhau. Hầu hết các chủ hộ đều thấy yên tâm khi được chăm lo về y tế, giáo dục, các tiện ích xã hội và an ninh trật tự.

Tuy nhiên, với chung cư Sky Garden, có hơn 50% dân cư là người nước ngoài, đời sống cư dân có sự chênh lệch hơn. Theo ông Mạnh Dũng, phó chủ tịch Ủy ban MTTQ của phường Tân Phong, người nước ngoài tại chung cư chiếm tỉ lệ cao, người dân sống khép kín, chủ sở hữu thay đổi liên tục, do đó thời gian đầu công an địa phương nắm địa bàn rất khó khăn. Tuy nhiên quận đã kịp thời chỉ đạo xây dựng lực lượng chính trị nòng cốt ở địa phương.

“Chúng tôi rất chú trọng công tác đối ngoại nhân dân, thông qua tổ chức hoạt động các câu lạc bộ như văn hóa, thể thao, có rất nhiều người nước ngoài tham gia, có thể gắn kết họ không cần qua ngôn ngữ nào. Đồng thời, cơ sở tôn giáo ở phường rất nhiều người nước ngoài lại có tín ngưỡng cao, chúng tôi kết nối với họ qua việc nhờ mục sư trao đổi về lối sống phù hợp theo pháp luật và văn hóa Việt Nam”, ông Dũng nói.

Ông Nguyễn Minh Nhựt cho rằng khu dân cư Phú Mỹ Hưng dù là khu đô thị mới nhưng vẫn mang dáng dấp làng quê bởi sự nghĩa tình, chan hòa của cộng đồng dân cư. “Có nghĩa là sự chuyển biến văn hóa gần 20 năm mới hình thành được như vậy”, ông Nhựt chia sẻ.

Đồng thời, với lượng người nước ngoài lớn, việc số hóa dữ liệu sẽ giúp người dân thuận tiện hơn. Bởi cứ làm theo các thủ tục hành chính hiện hữu sẽ không có sự liên kết, không đúng với tinh thần hòa hợp đoàn kết các dân tộc, quốc gia.

Gắn camera lối ra vào, xử lý người đến ở nhưng không khai báo

Cần nhiều hơn sự gắn kết, nghĩa tình ở các khu đô thị mới - Ảnh 2.

Trưởng Ban văn hóa - xã hội Cao Thanh Bình chia sẻ với người dân tại chung cư Sadora (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Là người dân sống tại chung cư Sadora thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) hơn 10 năm qua, bà Vân Yến cho biết chung cư là các tòa nhà biệt lập nên phần lớn người dân sống rời rạc, không ấm cúng, không có liên hệ giữa dân cư các tòa. 

“Công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn, có khoảng 30% là người nước ngoài trong khi tỉ lệ hộ dân mà ban quản trị chỉ nắm và biết rất ít. Bởi phần lớn chủ hộ mua rồi cho thuê lại”, bà Yến cho hay.

Khó khăn, bất cập bộc lộ rõ nhất trong việc quản lý dân cư của Công an phường Thủ Thiêm. Một lãnh đạo công an phường cho biết số hộ dân đăng ký thường trú tại phường chỉ chiếm khoảng 20% và có hơn 2.000 người chưa đăng ký tạm trú, bởi nhiều chủ hộ sau khi mua xong chuyển lại cho người khác thuê nhưng không làm giấy tờ.

“Như một chủ hộ là người nước ngoài, họ cho người khác thuê sau đó họ đi về nước sống, không thể ký xác nhận cho người thuê nên rất khó cho lực lượng công an trong việc làm tạm trú”, vị này nói.

Một vướng mắc khác trong công tác tuần tra tại các khu chung cư mới, theo phía công an phường, đơn vị từng phối hợp bắt hai đối tượng truy nã lẩn trốn trong các khu chung cư này. “Khi lực lượng tiến hành tuần tra lưu trú hoàn toàn phụ thuộc vào ban quản lý chung cư bởi chúng tôi không có thẻ lên phòng. Đối với các khu dân cư bên ngoài khi đi kiểm tra, tội phạm ẩn náu có thể xông vào bắt kịp thời. Còn muốn đi kiểm tra đột xuất ở đây thì phải đợi bảo vệ, thời gian rất lâu, công tác kiểm tra kém hiệu quả”, vị này trăn trở.

Trước phản ánh này, Trưởng Ban văn hóa - xã hội Cao Thanh Bình nhận định mật độ an toàn của cư dân nơi đây đang ở tình trạng báo động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, kẻ xấu dễ trà trộn vào. “Cần nghiên cứu các phương án quản lý chặt chẽ hơn. Có thể gắn camera ở các lối ra vào. Đồng thời, cần mạnh dạn xử lý người đến ở nhưng không khai báo”, ông Bình đề nghị.

Đồng thời, ông Bình cho biết đoàn khảo sát sẽ ghi nhận thực trạng về đời sống văn hóa của người dân và có báo cáo với UBND TP.

e2d6fd11002dc7739e3c

Người dân tại chung cư Sky Garden (quận 7) tập múa chuẩn bị cho buổi diễn văn nghệ tại chung cư - Ảnh: HỮU HẠNH

Chia sẻ về mục đích của hoạt động khảo sát này, ông Nguyễn Minh Nhựt, phó Ban văn hóa - xã hội HĐND TP, cho hay đoàn mong muốn tìm được giá trị, lối sống văn hóa ở khu đô thị mới có gì khác so với các khu đô thị cũ.

Đồng thời, qua đó có thể tính toán đề xuất bộ tiêu chí văn hóa phù hợp, không xác định câu chuyện làm ở quận nào, kể cả trong định hướng phát triển, không còn là quy hoạch chung của một quận mà là quy hoạch chung của toàn TP, phân khu đa chức năng.

“Nếu chúng ta không nhận diện được sự đổi mới về đời sống, văn hóa của nó, chúng ta sẽ không biết phải làm gì và đề ra chính sách gì cho phù hợp. Đây là câu chuyện rất mới mà chúng tôi cố gắng thực hiện”, ông Nhựt nói.

Đề xuất đặt tên đường Tố Hữu, Trần Bạch Đằng ở khu đô thị mới Thủ ThiêmĐề xuất đặt tên đường Tố Hữu, Trần Bạch Đằng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

TTO - UBND TP.HCM đề xuất đặt tên đường Tố Hữu cho đường R2 và một phần đường R3, đặt tên Trần Bạch Đằng cho đại lộ vòng cung ở khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Xem thêm: mth.26812900231012202-iom-iht-od-uhk-cac-o-hnit-aihgn-tek-nag-us-noh-ueihn-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần nhiều hơn sự gắn kết, nghĩa tình ở các khu đô thị mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools