"Họ thắc mắc thực phẩm đã lưu thông ra thị trường thì bắt buộc phải an toàn; nhà sản xuất, kinh doanh nào cũng phải tuân thủ, nếu không sẽ bị phạt. Nếu quảng cáo thì chỉ giới thiệu những giá trị cộng thêm như tiện lợi, dinh dưỡng… mới hợp lý. Điều này xuất phát từ thực tế là khâu kiểm soát an toàn thực phẩm của chúng ta vẫn chưa tốt" - Chủ tịch AFT thẳng thắn.
Bà Minh cũng nêu thực tế khi khảo sát tại các chợ đầu mối nông sản tại TP HCM: Thực phẩm nhập khẩu có đầy đủ thông tin trên bao bì, nhãn mác trong khi hàng trong nước lại trống trơn, gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc. Điều này xuất phát từ việc sản xuất nông sản hiện nay vẫn chưa bắt buộc thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt, chưa bắt buộc ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản tươi sống và truy xuất nguồn gốc. Do đó, để kiểm soát an toàn thực phẩm, cần phải có quy định bắt buộc và có lộ trình thực hiện cụ thể, cũng như có sự hỗ trợ thiết thực cho nông hộ trong quá trình chuyển đổi.
Ông Lý Hoàng Hải, Tổng Giám đốc Eurofins Sắc Ký Hải Đăng (hoạt động trong lĩnh vực kiểm nghiệm hàng tiêu dùng), cũng nêu quan điểm cần kiểm soát nông sản, đặc biệt là hàng rau tại vùng trồng, chứ không chỉ kiểm soát sản phẩm cuối thông qua xét nghiệm. "Mặt hàng rau có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, không thể đợi kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm được. Tiền xét nghiệm có khi còn cao hơn cả giá trị lô hàng nên không thể thực hiện thường xuyên với nông hộ. Hiện nay, có một quan điểm không đúng là nông sản sử dụng phân, thuốc hóa học là không an toàn. Trong khi thực tế, nông sản vẫn an toàn nếu sử dụng phân, thuốc hóa học đúng liều lượng và cách ly thời gian đúng. Ai cũng muốn có thực phẩm hữu cơ (không phân, thuốc hóa học…) nhưng giá rất cao, không phù hợp với đại đa số người tiêu dùng" - ông Hải bày tỏ.
Xem thêm: mth.95742001231012202-cog-ut-mahp-cuht-taos-meik/et-hnik/nv.moc.dln