vĐồng tin tức tài chính 365

Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Kỳ 4: Hậu hỏa hoạn - nỗi ám ảnh kinh hoàng kéo dài

2022-10-15 10:35
Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Kỳ 4: Hậu hỏa hoạn - nỗi ám ảnh kinh hoàng kéo dài - Ảnh 1.

Hội họa góp phần giúp ông Pierre Montillo chế ngự cảm giác bất an sau thảm họa - Ảnh: Radio France

Những người sống sót rơi vào trạng thái căng thẳng cấp tính. Họ cứ sống như vậy với suy nghĩ họ không được an toàn.

Bác sĩ GAËLLE ABGRALL

1h35 rạng sáng 1-11-1970, hỏa hoạn bùng lên vào lúc khoảng 180 người vui chơi trong vũ trường 5-7 ở Saint-Laurent-sur-Pont thuộc tỉnh Isère (đông nam nước Pháp). 

146 thanh niên từ 14-27 tuổi chết thảm thương do ngạt khói. Họ đã cố chạy thoát thân nhưng các lối thoát hiểm đã bị khóa lại để tránh lậu vé và cửa quay lối vào cao 2m chỉ quay được một chiều. Kết quả điều tra phát hiện vũ trường này vi phạm 68 lỗi tiêu chuẩn an toàn.

Cảm giác bất an, nỗi sợ vu vơ

Hơn nửa thế kỷ sau thảm kịch cháy vũ trường 5-7, ký ức đau thương vẫn còn hành hạ những người sống sót. Hôm ấy ông Pierre Montillo, khi đó 20 tuổi, đến vũ trường cùng vị hôn thê Marie-Josée. Người yêu bảo ông đi lấy đồ uống bên ngoài. Khi ông trở lại thì tất cả đều hỗn loạn. Mọi người la hét. Mọi thứ chìm trong biển lửa. 

Ông vẫn nhớ cảnh tượng kinh hoàng như thể thảm kịch mới xảy ra hôm qua. Ông bộc bạch: "Kinh khủng nhất là những xác chết cháy đen bốc mùi khét lẹt. Rồi không gian im lặng đột ngột. Những người lính cứu hỏa bàng hoàng. Tôi thấy họ trố mắt nhìn. Cảnh tượng thật kinh dị!".

Từ sau ngày 1-11-1970, người đàn ông tuổi thất tuần này luôn sống trong nỗi sợ bị mắc kẹt. Ông không chịu được bóng tối, đám đông, thang máy hoặc các không gian kín như rạp chiếu phim. Ông giải thích: "Tôi không thể nào bình tĩnh được. Tôi cứ quan sát xem lối thoát hiểm ở đâu. Tôi luôn kiểm tra xem mình sẽ phải làm gì để thoát ra ngoài nếu xảy ra chuyện".

Trong nhà ông đã bố trí nội thất sao để có thể dễ dàng thoát ra trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.

Ông kể: "Trong một số chung cư mà tôi đã từng ở, nếu sống ở tầng trên, tôi luôn luôn để một sợi dây thắt gút cột vào giường. Tôi biết nếu có chuyện gì xảy ra, tôi có thể dùng dây trèo qua cửa sổ". Người thân của ông không hiểu vì sao ông lại phòng ngừa như vậy. Ông than thở: "Nhiều lần họ cười nhạo tôi, nói tôi đóng phim, bởi vậy tôi không nói thật lòng mình với ai cả". 

Ngoài ra ông còn mắc hội chứng người sống sót. Ông cho biết: "Tôi thường tự hỏi tại sao tôi còn sống. Và tại sao những người khác lại chết? Tại sao Marie-Josée lại chết? Cô ấy nói với tôi "đi lấy cho em đồ uống ở quán bar" và điều đó đã cứu mạng tôi".

1h sáng 5-2-2019, hỏa hoạn đã tàn phá một chung cư cao tám tầng trên đường Erlanger ở quận 16 thủ đô Paris (Pháp) làm 10 người chết và 40 người bị thương. Vụ cháy đã để lại chấn thương tâm lý cho nhiều cư dân sống trong chung cư. 

Trả lời kênh truyền hình Europe 1 (Pháp), anh Adam kể: "Tôi đã nhìn thấy một người đàn ông nhảy từ trên lầu xuống đất. Ông ta không có cơ hội sống nào hết. Một người phụ nữ la hét vì bị thiêu sống. Lửa bốc lên đến mái nhà rất nhanh...".

Sau vụ cháy thảm khốc chung cư ở quận 16, cơ quan cấp cứu đã bố trí một tổ bác sĩ tâm lý để hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân sống sót. Bác sĩ tâm thần kinh Gaëlle Abgrall - thành viên đơn vị hỗ trợ tâm lý - đề xuất vấn đề cần thiết trước mắt là phục hồi tâm lý cho cư dân tòa nhà bị cháy.

Bà giải thích: "Những người sống sót thường rơi vào trạng thái căng thẳng cấp tính. Họ cứ sống như vậy với suy nghĩ họ không được an toàn. Thường thì sau đó, họ không chịu ở nhà chung cư nữa. Đó là cảm giác khiếp sợ về tâm thần, vô hồn, không hiểu chuyện gì đã xảy ra vì nỗi kinh hoàng quá khủng khiếp. 

Chúng tôi phải cố gắng kết nối mối liên hệ giữa xúc cảm của những người sống sót với câu chuyện đã xảy ra, với những tổn thương mà họ đã trải qua. Mục đích mà chúng tôi hy vọng là tránh được những rối loạn sau chấn thương trong thời gian dài hạn".

Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Kỳ 4: Hậu hỏa hoạn - nỗi ám ảnh kinh hoàng kéo dài - Ảnh 3.

Cảnh cháy chung cư trên đường Erlanger vào tháng 2-2019 - Ảnh: leparisien.fr

Trải qua hội chứng người sống sót

Trang web LondonWorld ghi nhận trong vụ cháy chung cư nhà ở xã hội Grenfell cao 24 tầng ở London (Anh) rạng sáng ngày 14-6-2017 làm 72 người chết, nhiều người sống sót vẫn không quên thảm kịch kinh hoàng ấy. 

Chị Emma O'Connor 33 tuổi, sống trên tầng 20 cho biết chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) vẫn còn rất mạnh sau năm năm. 

Chị kể: "Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều từ sau vụ cháy. Tôi không thể ra ngoài vì sợ bị hoảng loạn". Chị luôn tự hỏi: Vì sao mình lại sống sót?

TS tâm bệnh học lâm sàng Hélène Romano (Pháp) giải thích hiện tượng này được gọi là hội chứng người sống sót, hay còn gọi là hội chứng Lazarus. Đây là phản ứng tâm lý thường xảy ra với những người suýt chết sau sự kiện thảm khốc có nhiều người thiệt mạng. 

Họ luôn mang mặc cảm tội lỗi dữ dội với hai biểu hiện: hoặc họ cảm thấy đáng lẽ họ phải ở tại nơi người chết, hoặc họ nghĩ có thể góp phần ngăn chặn được cái chết của người kia. Cảm giác tội lỗi kéo dài dai dẳng nên họ khó sống bình thường. Thông thường các triệu chứng rối loạn trầm cảm rồi sẽ xuất hiện.

Trong trường hợp cha mẹ đưa vé máy bay cho con và con đã chết trong tai nạn máy bay, cha mẹ không trải qua hội chứng người sống sót vì không trực tiếp đối mặt với cái chết. Một người lỡ chuyến tàu hỏa và nhờ vậy thoát chết. 

Trong trường hợp này, mặc cảm tội lỗi càng ít hơn. Giữa những người trực tiếp đối mặt với cái chết và những người may mắn tránh được sự kiện chết người, cách chăm sóc sẽ khác nhau.

Bác sĩ tâm lý Sheryl Ziegler ở hạt Boulder thuộc bang Colorado (Mỹ) ghi nhận các triệu chứng của căng thẳng sau chấn thương chỉ xuất hiện từ 30-60 ngày sau sự kiện thảm khốc. Bà giải thích các bác sĩ tâm lý căn cứ vào bốn lĩnh vực để ghi nhận hội chứng người sống sót:

* Một là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Ví dụ người sống sót hay nói: "Tôi cố làm việc nhưng rồi tôi không thể xóa bỏ hình ảnh đó trong tâm trí".

* Hai là thái độ tránh né. Người sống sót luôn tránh đi bộ hoặc lái xe trên một con đường nhất định. Họ luôn tránh một số địa điểm nhắc nhớ đến thảm kịch. Nếu có đến đó họ cũng sẽ cảm thấy bồn chồn.

* Ba là những cảm xúc tiêu cực không kiểm soát được. Chúng có thể biểu hiện từ sợ hãi cho tới tức giận đến phát khóc. Đó cũng là những người luôn đau buồn vì cộng đồng bị mất mát.

* Bốn là tăng động. Người sống sót rất dễ bị giật mình, khó dỗ giấc ngủ, hay cáu kỉnh hoặc rất dễ nóng nảy.

Năm 1970, nhân viên cứu hỏa André Cottin 33 tuổi đã được điều động đến hiện trường vũ trường 5-7 để dọn xác và chuyển đến nhà thi đấu. Ông đã nghỉ hưu nhưng cái đêm kinh hoàng 1-11-1970 ấy vẫn tiếp tục ám ảnh ông.

Trao đổi với kênh truyền hình France 3 (Pháp), ông bộc bạch: "Hàng đống thi thể chất đống hướng về phía lối thoát hiểm. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng này".

----------------------

Từ ba vụ cháy thảm khốc trong nhà hát, nhà cao tầng và trường học, các quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy và xây dựng ở Mỹ liên tục được điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Kỳ tới: Rào cản pháp luật ngăn ngừa hỏa hoạn

Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Người mẹ Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Người mẹ 'điên' và cuộc chiến đòi công lý cho hai con

TTO - Tại Ấn Độ, cứ mỗi lần có cuộc hội thảo nào về an toàn công cộng, vụ cháy rạp chiếu phim Uphaar lại được nhắc tới.

Xem thêm: mth.55330922241012202-iad-oek-gnaoh-hnik-hna-ma-ion-naoh-aoh-uah-4-yk-cohk-maht-yahc-uv-cac-ut-uam-gnoux-coh-iab/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bài học xương máu từ các vụ cháy thảm khốc - Kỳ 4: Hậu hỏa hoạn - nỗi ám ảnh kinh hoàng kéo dài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools