Sử sách ghi lại vào năm 1593, Nghè Nguyệt Viện được xây dựng thờ Thành Hoàng làng là công chúa Mai Hoa và 18 vị tiến tiến sĩ đỗ đạt khoa cử được thờ tại đây. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Nghè Nguyệt Viên là một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa triều nhà Lê vua Lê Thế Tông (1593). Ngày nay dù đã nhiều lần được trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên được lối kiến trúc độc đáo xưa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Đây cũng là công trình nhằm tôn vinh sự học của ngôi làng được ca tụng là “làng khoa bảng” trong lịch sử. Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên, xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Những mảng chạm khắc nghệ thuật hoa lá rất tỉ mỉ trước cửa Nghè Nguyệt Viên. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Nghè Nguyệt Viên có cấu trúc một gian hai chái, bố cục gần giống hình vuông, kết cấu kèo khá đặc biệt bao gồm những mảng chạm khắc nghệ thuật các linh vật chỉn chu đến từng chi tiết. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
|
Mái ngói cổ rêu xanh, bạc màu bởi thời gian. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Ở mỗi góc góc khác nhau du khách đến vãn cảnh đều được chiêm ngưỡng kỹ thuật chạm khắc với nhiều lớp tạo nên chiều sâu thu hút. Ảnh ĐẶNG TRUNG
Bức đại tự được treo chính giữa bên trong Nghè Nguyệt Viên. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Phía ngoài mái tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có thêm cổ diêm cao với nhiều cửa sổ nhỏ tạo ra sự độc đáo khác biệt cho công trình này. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Người nghệ nhân xưa khéo léo kết hợp những đường nét hình khối vừa đủ để tạo nên các chi tiết đơn giản tinh tế mang hơi thở của thời đại. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Hình rồng tạo thành chữ Phúc được người thợ chạm khắc từ hơn 400 năm trước vẫn nguyên vẹn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Tấm văn bia cổ được đặt trước Nghè Nguyệt Viên. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Và mỗi góc khác nhau là một tác phẩm nghệ thuật của người nghệ nhân xưa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử thời đại hơn 400 năm qua, nhưng những nét kiến trúc cổ kính độc đáo gần như vẫn còn được giữ lại nguyên vẹn toát lên sự sắc sảo, uy nghi bề thế ở vùng đất khoa bảng xứ Thanh.
Xem thêm: lmth.552307tsop-hnaht-ux-gnab-aohk-gnal-o-neiv-teyugn-ehgn-oad-cod-curt-neik/nv.olp