vĐồng tin tức tài chính 365

Luật Đất đai cần có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

2022-10-19 19:07

DN phải chạy lòng vòng để xin giấy

Luật Đất đai 2013 tồn tại những vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải với sự chưa thống nhất, chưa đồng bộ giữa các luật với Luật Đất đai.

Phát biểu tại Toạ đàm “Nghị quyết 18 và dự án Luật Đất đai (sửa đổi)”, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết Luật Đất đai có liên quan đến 186 luật khác, hiếm luật nào có mức độ tác động lớn như vậy đến các luật khác.

Theo đó, không chỉ giữa luật mà giữa các Nghị định, hướng dẫn, thông tư... cũng đang có những điều chỉnh. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ, sứ mệnh không hề dễ dàng của Ban soạn thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là đảm bảo một quy trình, thủ tục, trình tự làm sao phải đơn giản, thuận tiện và thống nhất, đồng bộ.

Kinh tế vĩ mô - Luật Đất đai cần có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban pháp chế VCCI phát biểu tại toạ đàm.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, sửa đổi Luật Đất đai cần thống nhất đồng bộ với các Luật khác bởi trên thực tế thời gian qua, nhiều dự án nằm im do chồng chéo giữa các luật, ngay cả địa phương cũng thấy khó nên ngần ngại trì hoãn.

“Quy trình thủ tục thời gian tới phải nhìn từ người thực hiện, nhìn từ các đạo luật thì xuôi xuôi nhưng khi địa phương thực hiện phải nhìn quá trình của dự án nên qua nhiều khâu.

Cách đây 4-5 năm chúng tôi cố gắng vẽ quy trình trên thực tế của 1 dự án đầu tư thì 1 quy trình rất khác với quy trình trên giấy, chạy lòng vòng qua các sở ngành, nhiều khâu nên cần có đột phá và mục tiêu làm sao đơn giản hoá”, đại diện VCCI bộc bạch.

Ông Đậu Anh Tuấn cho biết thêm, hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận quỹ đất để sản xuất rất khó khăn, nên dự thảo Luật cũng nên có cơ chế phù hợp, có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi muốn doanh nghiệp tư nhân phát triển thì nguồn lực đất đai rất quan trọng.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận quỹ đất để sản xuất, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sử dụng đất ở của mình là nơi sản xuất. Điều này tạo ra những hệ lụy về môi trường, những tác động xã hội rất là nghiêm trọng.

Luật Đất đai hiện hành đã có quy định cụ thể các trường hợp giao đất, thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên, hiện chưa có quy định về giao đất, cho thuê đất cho người đấu thầu dự án có sử dụng đất. Trước bối cảnh đó, Nghị quyết 18 đã đưa ra yêu cầu về việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất là rất cần thiết.

Bà Nguyên cho rằng nội dung này có ý nghĩa quan trọng, nhằm thể chế hóa quan điểm quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của nhân dân. Nhân dân được tạo điều kiện để tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững. Quan điểm là kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai một cách lãng phí.

Sửa Luật Đất đai là vấn đề cần nhưng chưa đủ

Chia sẻ thêm về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trước đây, Nhà nước với vai trò là đại diện chủ hữu toàn dân về đất đai thực hiện giao đất, cho thuê đất. Điều này phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Thời gian qua cho thấy, nếu vẫn quy định như cũ sẽ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, nhiều quan chức đã phải chịu vòng lao lý.

Kinh tế vĩ mô - Luật Đất đai cần có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp (Hình 2).

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Do đó lần này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang định vị lại cũng là phương thức Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai nhưng bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng hơn thông qua thuê đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất. 

“Tôi cho rằng, những tư tưởng của Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 5, Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII đã được thể chế trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi. Tuy nhiên, tôi băn khoăn về tính khả thi. Bởi vì đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Đất đai mà còn chịu sự quy chiếu, điều chỉnh của những đạo luật khác có liên quan. Ví dụ như Luật Đấu giá tài sản công, Luật Đấu thầu.

Thực tế chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm, đấu giá tài sản đất có một hệ thống pháp luật trong đó Luật Đất đai giữ vai trò là hạt nhân thì mục đích không đạt được”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, trong dự thảo Luật Đất đai mới quy định về nội dung, những trường hợp nào thì đấu giá quyền sử dụng đất, những trường hợp nào không đấu giá, những trường hợp nào đấu thầu. Còn trình tự thủ tục đấu giá như thế nào, đấu thầu như thế nào thì lại liên quan đến các luật chuyên ngành khác.

“Vì vậy tôi cho rằng, sửa Luật Đất đai là vấn đề cần nhưng chưa đủ vì sửa Luật Đất đai phải rà soát sửa Luật Đấu giá tài sản công, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan.

Nếu nhìn ở góc độ chỉ có sửa Luật Đất đai thông qua giao đất, cho thuê đất, thông qua đấu giá, đấu thầu sẽ giải quyết, khắc phục được những khuyết tật, khuyết thiếu, trở ngại hiện nay thực tế đang đặt ra thì theo tôi chưa giải quyết được vấn đề”, ông Tuyến cho biết.

Xem thêm: lmth.906575a-peihgn-hnaod-ohc-noh-iol-nauht-nac-peit-ehc-oc-oc-nac-iad-tad-taul/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Luật Đất đai cần có cơ chế tiếp cận thuận lợi hơn cho doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools