Thị trường chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm điểm sau chuỗi 2 phiên tăng liên tiếp, trong đó chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones ghi nhận sụt 100 điểm, tương đương 0,33% còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,85% xuống 10.680,5 điểm.
Trên thị trường Việt Nam, VN-Index để bảo vệ vùng 1.05x đã giằng co liên tiên tục, mở cửa ngày 20/10 – ngày đáo hạn phái sinh, thị trường giảm nhẹ hơn 6 điểm, sắc đỏ áp đảo trên thị trường trong đó nhóm vốn hoá lớn chiếm phần chủ yếu.
VN-Index tiếp tục giữ mốc đó đến giữa phiên khi nhóm trụ là bất động sản và ngân hàng đều không khởi sắc, tiêu biểu như các mã VIC, VHM, TCB, SHB, CTG, LPB, ACB,…
Ngược lại cổ phiếu nhóm dầu khí lại trở thành trụ đỡ ngăn VN-Index giảm quá sâu khi GAS tăng hơn 1%, dẫn dắt các mã cổ phiếu tăng theo: CNG, OIL, PVC, PVD, PVS,…
Kết thúc phiên sáng ngày 20/10, VN-Index giảm 7,92 điểm, tương đương 0,75% xuống 1.052,15 điểm. Số mã giảm áp đảo số mã tăng ở hầu hết các nhóm ngành, thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp với giá trị giao dịch đạt 3.363 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.
Thị trường tiếp tục duy trì xu hướng giảm với biên độ rộng trong chiều nay, áp lực xuống giá đến từ ngày đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên những phút giằng co liên tục sau 14h chiều đã khiến cho VN-Index có lúc lên đến 1.065 điểm, sự nỗ lực đã khiến phiên trở nên ATO trở nên nhẹ nhàng hơn khi chỉ còn giảm hơn 1 điểm.
Nhìn chung thị trường tiếp tục diễn biến lình xình, dòng tiền trở nên bi quan. Bên cạnh đó, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo nhịp hồi bứt phá cho thị trường.
Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/10, VN-Index giảm 1,62 điểm, tương ứng 0,15% còn 1.058,45 điểm với 287 mã giảm, 131 mã tăng và 92 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 2,02 điểm, tương ứng 0,89% xuống 225,88 điểm với 59 mã tăng, 110 mã giảm và 47 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,11 điểm, tương ứng 0,14% xuống 80,78 điểm. Chỉ số đại diện nhóm VN30 giảm 0,39 điểm với só mã tăng và giảm tương đương nhau.
Động lực hồi phục cuối phiên nhờ sự nỗ lực của nhóm cổ phiếu trụ, trong đó ngân hàng, dầu khí, bất động sản, công nghệ đóng góp lớn nhất, tiêu biểu là VCB tăng 1,91%, CTG tăng 0,22%, ACB tăng 1,18%, MSN tăng 0,25%, VNM tăng 1,17%, VIC tăng 0,17% và GAS tăng 1,65%...
Ở chiều ngược lại, nhóm chứng khoán vẫn tràn ngập sắc đỏ với đi đầu là VND giảm 2,75%, rồi đến SSI giảm 1,42%, VCI giảm 2,53%, HCM giảm 2,68%, VIX giảm 3,83%,… có lẽ nguyên nhân đến từ kết quả kinh doanh quý III của nhóm ngành này lần lượt ghi nhận sụt giảm đáng kể.
Nhóm bán lẻ cũng không khá hơn khi lấy đi 1,53% của thị trường, dù vẫn le lói sắc xanh nhưng không bù đắp được khi cổ phiếu vốn hoá lớn của ngành giảm mạnh, đơn cử MWG, VGC, FRT, AST, CTC.
Mức thanh khoản ngày hôm qua đã thấp, nay còn thấp hơn. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.366 tỷ đồng, giảm 1% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE đạt 8.329 tỷ đồng, tương đương phiên hôm qua. Nhóm VN30 được sang tay gần 3.405 điểm.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, khối này quay lại mua ròng sau 2 phiên vừa qua bán ròng là 183,49 tỷ đồng, trong đó giải ngân 592 tỷ đồng và bán ra 421 tỷ đồng. Top mua ròng bắt đáy của nước ngoài gồm các mã STB, VNM, VCB, CTG, SSI, MSN, KBC,…
Tại phía bán ròng khớp lệnh, nhà đầu tư ngoại chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, VND, SAB, NVL, VRE, KDH, VIC, DXG,….