vĐồng tin tức tài chính 365

Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ

2022-10-25 17:41

Ngày 20/2/1889, sau khi giờ ra chơi buổi trưa kết thúc, tiếng chuông tan học vang lên ở trường Union, thành phố Waukesha, bang Wisconsin. Hơn 20 học sinh lớp bảy ngay ngắn vào chỗ ngồi.

George, 12 tuổi, và Andrew, 15 tuổi, ngồi đối diện nhau trên một lối đi. Ngay trước khi giáo viên bước vào tiết học, George vung chân qua lối đi. Mũi giày của cậu chạm vào chân của Andrew, ngay phần dưới đầu gối. Andrew hầu như không để ý có gì vừa chạm vào mình.

Nhưng chỉ trong vài phút, Andrew bỗng cảm thấy một cơn đau dữ dội ở chỗ ống chân và được dìu ra khỏi lớp. Về nhà hôm đó, Andrew đi khập khiễng và quá đau đến mức không thể đến trường. Vài ngày sau, sau khi tình trạng chân của Andrew trở nên tồi tệ và phải nằm liệt giường vì sốt, bác sĩ đã được gọi đến.

Ngày thứ năm, bác sĩ ghi nhận sự đổi màu của da trên toàn bộ bề mặt bên trong của cẳng chân của Andrew, khoảng một 3 cm dưới đầu gối.

Đến ngày 8/3, bác sĩ cho biết rằng Andrew cần phẫu thuật. Sáu ngày sau, họ thực hiện một cuộc phẫu thuật khác, phát hiện rằng bản thân chiếc xương đang bị phân hủy nghiêm trọng đến nỗi nếu nạo lấy vụn thương tổn xương như dự kiến, các mảnh xương còn lại sẽ vỡ vụn. Bác sĩ đề nghị cưa chân, song bố mẹ cậu bé đã cầu xin không làm vậy. Bác sĩ nhận định, có vẻ như Andrew sẽ tàn tật suốt đời.

Mất sức lao động của con trai cả và quá nghèo để trang trải chi phí y tế ngày càng tăng, ông Seth, cha của Andrew đã tìm đến các luật sư địa phương.Trên thực tế, gia đình cậu bé George đã đề nghị hoàn trả các hóa đơn y tế cho Andrew nhưng ông Seth cảm thấy rằng số tiền đó không đủ. Ông quyết định gửi đơn cả hai vụ kiện: hình sự và dân sự, chống lại cậu bé George Putney.

George Putney đã bị cáo buộc hình sự về tội tấn công nhẹ. Ở các cộng đồng nhỏ như Waukesha vào thời đó, các vụ án hình sự nhỏ không cần xét xử toàn diện nhưng đã được các thẩm phán xét xử và nhanh chóng giải quyết. Ngày 22/10/1889, cậu bé bị bắt, xét xử và bị kết tội bởi một công tố viên hòa giải. George và gia đình được lệnh phải nộp phạt 10 USD.

Trong khi đó, một vụ kiện dân sự cũng đã được ông Seth đệ trình thay cho con. Vụ Andrew kiện George Putney bắt đầu vào ngày 15/1/1890, tại Tòa án Quận Waukesha. Vụ việc đã nhận được sự chú ý đáng kể trên tờ báo Waukesha, và câu chuyện giờ đây đã trở nên nổi tiếng toàn bang. Một phần, bởi gia đình bị đơn giàu có nức tiếng.

Andrew và giáo viên chủ nhiệm là những người đầu tiên được gọi để làm chứng. Tuy nhiên, cô giáo không giúp được gì nhiều vì khai không tận mắt chứng kiến cú va chạm.

Bị đơn George khai mình không có ý là tổn thương bạn. Lý do cậu hươ chân là muốn bạn mình chú ý vào đường đi, đừng chỉ láo lơ nhìn xung quanh.

Trong khi đó, các luật sư của Andrew cho rằng, George không nhất thiết phải có ý định xấu muốn làm tổn thương Andrew thì mới bị coi là có tội. Vụ việc cần được giải quyết trên quy tắc "trách nhiệm pháp lý", tức là, rõ ràng đã có tổn thương.

Vụ kiện nổi tiếng sau này được còn được gọi là vụ kiện nguyên đơn vỏ trứng. Ảnh: Term of art co

Vụ kiện nổi tiếng sau này được còn được gọi là vụ kiện "nguyên đơn vỏ trứng". Ảnh: Term of art co

Vào thời điểm này, tất cả người liên quan đều biết rằng chân phải của Andrew đã bị thương trước đó, ngày 12/1, trong một vụ tai nạn xe trượt tuyết. Do đó, các luật sư của cậu phải chứng minh rằng, tình trạng tàn tật hiện tại của Andrew không chỉ do chấn thương trước đó.

"Chân của nạn nhân đã lành lại và khô dần vào thời điểm bị George đá. Cú va chạm của George đã ngăn cản quá trình chữa lành, và hơn thế, làm nó tệ hại đi. Thực tế, thân chủ của tôi đã bị què", luật sư của Andrew nói.

Các bác sĩ của bệnh nhân cũng nhận định trước tòa, rằng cú đá của George là nguyên nhân khiến Andrew bị tàn tật. "Chỉ cần một cú chạm nhẹ là xương của Andrew khi đó sẽ vỡ. Mặc dù vi trùng đã có trong chân của Andrew trước khi xảy ra cú đá, nhưng chính cú đã là chìa khóa cuối dẫn đến tàn tật cuối cùng của bệnh nhân", bác sĩ nêu.

Vụ án được khép lại vào ngày 16/1, sau hai ngày xét hỏi. Luật sư của George muốn hướng bồi thẩm đoàn tính đến bản chất bình thường của vụ việc giữa hai cậu học sinh này. Rằng không có bất kỳ ý định gây tổn hại nào, George không phải chịu trách nhiệm về những tổn thương không lường trước được do một cú va chạm vô ý.

Song thẩm phán từ chối hướng dẫn của luật sư. Thay vào đó, ông sử dụng một phép loại suy cho bồi thẩm đoàn: "Nếu bây giờ tôi đến chỗ anh thư ký, tôi định đưa anh ta một cuốn sách hoặc tờ giấy, nhưng tôi hậu đậu đập tay vào khay đựng mực này và hất đổ nó, khiến nó và đập vào đầu thư ký và gây ra một chấn thương nghiêm trọng. Khi đó, mới được tính là một tai nạn không thể tránh khỏi. Nhưng nếu tôi cố tình đẩy cái giá đựng mực về phía anh ấy có chủ ý, có ý thức, thì khác. Đấy là lý luận cơ bản của pháp luật".

Sau khi cân nhắc cả đêm, bồi thẩm đoàn tuyên bệnh nhân Andrew thắng kiện, phía George phải đền bù 2.800 USD (hơn 100.000 USD ngày nay). Mặc dù số tiền này gáp bốn lần tiền lương hàng năm của ông Seth, bố Andrew, nhưng nó không thể gây căng thẳng lớn đến mức gia đình Putney. Công chúng nghĩ rằng mọi việc đã êm đẹp.

Song gia đình Putney coi đó là một vấn đề mang tính danh dự và nguyên tắc, dù số tiền bồi thường chả đáng là bao. Và vì vậy phán quyết trong phiên tòa đầu tiên giữa Andrew Vosburg và George Putney chỉ là khởi đầu cho những gì đã biến thành nhiều năm tranh tụng giữa hai gia đình.

Nhà Putneys đã nhiều lần kháng cáo quyết định trong phiên tòa sơ thẩm. Vụ án sau đó được xét xử lại trước cùng một thẩm phán vào ngày 14/11/1890. Dàn nhân vật và các vấn đề giống nhau nhưng giọng điệu trong phòng xử án dễ gây tranh cãi hơn đáng kể.

Lần này, bị đơn gọi nhiều người để làm chứng rằng Andrew đã đi khập khiễng rất lâu trước ngày xảy ra vụ án. Phía bị đơn phản bác lại điều này. Bất chấp sự biện hộ mạnh mẽ của phía luật sư bị đơn, bồi thẩm đoàn một lần nữa đưa ra phán quyết phần thắng cho nguyên đơn và buộc phía bị đơn bồi thường thiệt hại.

Nhà Putneys lại kháng cáo và vụ kiện được tranh luận trước Tòa án Tối cao Wisconsin vào ngày 26/10/1891. Bị đơn cho rằng, phía gia đình Andrew đã không giải quyết các vấn đề y tế của Andrew đúng cách. Còn luật sư của Andrew nhấn mạnh quy tắc cơ bản của pháp luật: Một cá nhân thực hiện hành vi sai trái phải chịu trách nhiệm về tất cả thương tích do hành vi đó gây ra, ngay cả khi thương tích là không thể lường trước được.

Lúc này phía bị đơn mai mỉa "ông nói vậy thì mỗi ngày tại các trường học của bang ta, hàng nghìn cô cậu học sinh cũng mắc tội rồi". Vụ kiện tiếp tục thêm hơn chục năm.

Sau một phiên tòa hình sự, ba phiên tòa dân sự và bốn phiên phúc thẩm, có vẻ như đôi bên đã cạn kiệt sức lực và kiên nhẫn. Trên thực tế, số tiền bồi thường dành cho Andrew chưa bao giờ rõ ràng, do các chi phí tòa án được ấn định trong các phiên tòa và kháng cáo đều khác nhau.

Về phần Andrew Vosburg, mặc dù đeo một chiếc nẹp da buộc dây ở chân bị thương làm hạn chế phần nào các hoạt động của mình, nhưng ông vẫn có một cuộc sống khá bình thường, qua đời ở tuổi 64.

Phiên tòa có vẻ nhỏ nhặt này thậm chí ít được biết đến với hầu hết người Mỹ kể cả trong thời đại của nó, song là một trong những vụ án mang tính bước ngoặt kinh điển trong lịch sử luật pháp Mỹ.

Vụ án, mà các thẩm phán bang đã gọi là "rất kỳ lạ và phi thường", vẫn là thách thức các sinh viên và giảng viên luật tận ngày nay. Vụ kiện kinh điển thường được các giáo sư trường luật chọn làm trường hợp mở màn cho môn Luật dân sự, và việc bên nào mới nên là bên thắng kiện vẫn luôn là cuộc tranh luận làm nóng mọi giảng đường.

Hải Thư (Theo Havard Edu, Jstor, Quimbee)

Xem thêm: lmth.4627254-yk-paht-iah-iad-oek-gnut-neik-couc-nam-om-nahc-gnagn-uc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools