vĐồng tin tức tài chính 365

Phản hồi 25-10: Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn; Tuyệt vời 'giáo sư quần đùi'...

2022-10-25 19:16
Phản hồi 25-10: Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn; Tuyệt vời giáo sư quần đùi... - Ảnh 1.

“Cái sướng nhất của chuyến đi là khám phá được những điều chưa làm được mà nay làm được”, GS Trương Nguyện Thành chia sẻ - Ảnh: THÀNH TRÍ

Chỉ muốn nói với "giáo sư quần đùi" hai chữ: Tuyệt vời!

Như Tuổi Trẻ thông tin, sau 38 ngày đạp xe từ Lũng Cú, 2.800km đường dài, 35.000m độ cao, "giáo sư quần đùi” Trương Nguyện Thành tiếp tục guồng đạp vào chặng cuối thư giãn với hơn 500km trên Đồng bằng sông Cửu Long để đến điểm cuối là Mũi Cà Mau...

"Tôi sẽ không bỏ lỡ một tấc đất nào của Tổ quốc". Đó là lời giáo sư Trương Nguyện Thành ở tuổi 61 tuyên bố trước khi ngồi lên xe đạp ở Lũng Cú và bắt đầu những vòng xe đọ sức với những con dốc nổi danh của Hà Giang. 

Được hỏi về ấn tượng lớn nhất trong suốt hành trình đã gần hoàn thành, giáo sư Trương Nguyện Thành kể điều băn khoăn vẫn đang còn day dứt mãi trong lòng ông.

Ông nói: "Chọn tuyến đường đi qua những xóm làng, tôi gặp rất nhiều người trên đường. Ai cũng hồ hởi vui vẻ vẫy chào, và lạ thay, ai cũng "Hế lô". Không có ai chào tôi bằng tiếng Việt, chỉ duy nhất người đi xe máy hét vào tôi khi đang gò lưng trên đèo Lò Xo: "Điên à?".

Giáo sư Trương Nguyện Thành đạp xe xuyên Việt - Video: THÀNH TRÍ

Cho rằng người thầy giỏi không phải là người thầy chỉ cặm cụi dạy từ sách vở, mà dạy học từ trải nghiệm bản thân và kinh nghiệm cuộc sống, theo nhiều bạn đọc, cái được lớn nhất trong chuyến hành trình này là "giáo sư quần đùi" truyền được cảm hứng đến những người trẻ.

"Trên cả tuyệt vời! Chúc mừng giáo sư cùng đoàn xuyên Việt! Chúc mừng nụ cười KiDao được cùng thầy đi muôn nơi hihi..." - bạn đọc Victor Phạm viết.

Cùng suy nghĩ như vậy, bạn Nhuan bổ sung: "Quá tuyệt vời, bác đúng là giáo sư cả về trí thức lẫn sức khỏe, kiên trì. Chỉ nói với bác hai chữ: tuyệt vời".

Còn với bạn đọc Hà Kontum, có 3 điều mà người trẻ nên học ở giáo sư Trương Nguyện Thành, đó là: 1- Cùng trải nghiệm qua một đoạn giáo sư đạp; 2- Học được bài học kiên trì; 3- Xây dựng kế hoạch bàn bản để triển khai kế hoạch.

Phản hồi 25-10: Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn; Tuyệt vời giáo sư quần đùi... - Ảnh 4.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới là đơn vị tiếp nhận bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM và khu vực phía Nam, trong đó có nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi như COVID-19, đậu mùa khỉ. Sắp tới, bệnh viện này sẽ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam" với 160 tuổi

"Tiền đồn" điều trị bệnh truyền nhiễm ở TP.HCM xuống cấp nghiêm trọng

Là "tiền đồn" điều trị bệnh mới nổi, các bệnh truyền nhiễm ở TP.HCM và khu vực phía Nam với tuổi đời lớn nhất Việt Nam, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có nhiều khu vực đang xuống cấp trầm trọng nhưng không được xây mới do vướng quy hoạch.

"Đọc mà đau lòng! Phải tháo gỡ & ưu tiên xây mới bệnh viện lâu đời & có uy tín của một trong những bệnh viện tuyến đầu của miền Nam chứ. Nhớ nhất thời điểm bùng dịch COVID-19 các y bác sĩ ở đây đã phải gồng mình với cơ sở vật chất như vậy để giảm thiểu tổn thất! Thương và trân quý!

Ý kiến bạn đọc Mỹ Thanh

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 24-10, tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) chật kín bệnh nhân đứng, ngồi chờ đợi đến lượt khám bệnh. Bên trong phòng khám thì diện tích chật hẹp (hơn 10m2), chỉ đủ để kê một bàn khám khiến thời gian bệnh nhân chờ đợi lâu.

Riêng khu khám bệnh theo yêu cầu chuyên khám gan và ký sinh trùng, bệnh viện đã tận dụng khuôn viên cây xanh rồi dùng tấm tôn lợp xuyên qua cây để có thêm không gian cho bệnh nhân ngồi chờ.

Khoa cấp cứu của bệnh viện cũng phải tận dụng một góc nhỏ với diện tích khoảng 60m2 vốn trước đây là một phòng khám của khoa khám bệnh hai tầng (ngay cổng chính vào) để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu.

Tại đây không có thang máy, gây khó khăn cho người cao tuổi, người phải ngồi xe lăn hoặc hạn chế di chuyển. Để khắc phục, bệnh viện tổ chức khám cho nhóm người này ở tầng trệt, điều chuyển tiếp nhận khám nhi lên tầng trên.

Tình trạng này tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã tồn tại khoảng 12 năm qua, Sở Y tế TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị UBND TP.HCM sớm phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết để bệnh viện được xây dựng mới khối khoa khám bệnh nhưng đến nay vẫn "bỏ ngỏ".

"Tận đáy lòng xin cảm ơn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đặc biệt là khoa cấp cứu và phòng bệnh nặng lầu 4 đã cứu sống tôi. Mong rằng Nhà nước sớm nâng cấp để đội ngũ y bác sĩ ở đây được làm việc trong môi trường tốt hơn" - một bệnh nhân viết.

Tự nhận mình là bệnh nhân hay khám ở đây, bạn đọc Tam viết: "Bệnh viện lớn của TP.HCM, mỗi ngày thu biết bao nhiêu tiền, nhưng cơ sở vật chất không thấy thay đổi, đó là một nghịch lý. Hơn nữa, các bác sĩ ở đây khám và điều trị rất tốt, không cho thuốc tùm lum".

Để không còn cảnh chen lấn, cơ sở vật chất, máy móc quá kém, bạn đọc Nguyễn Tuấn Lộc đề xuất: "Nên cho xây dựng lại quy mô hơn, như bệnh viện Chợ Rẫy hay Đại học Y Dược, nếu dư phòng thì làm bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện khác". 

Theo bạn đọc Nguyễn Tuấn Lộc, hiện nay dân số ngày càng tăng, bệnh càng nhiều loại truyền nhiễm mới lạ, do đó cần lắm sự nâng cấp về vật chất các cơ sở này.

Phản hồi 25-10: Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn; Tuyệt vời giáo sư quần đùi... - Ảnh 7.

Học sinh lớp 6/6 Trường THCS Lý Thánh Tông (quận 8, TP.HCM) trong một tiết học môn lịch sử - địa lý - Ảnh: ANH KHÔI

Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn

Xung quanh phát biểu của ông Nguyễn Lân Hiếu về việc thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chế, nhiều bạn đọc cho rằng đây là ý kiến xác thực, thẳng thắn. Do đó, cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và đưa ra những quyết sách đúng.

Bổ sung cho vấn đề này, bạn đọc Nguyễn Nam nêu ra 5 việc cần làm ngay sau đây:

1 - Sách giáo khoa: Bộ chọn một bộ sách phù hợp từng cấp học. Những sách giáo khoa này, Nhà nước bỏ tiền ra trang bị cho các trường học, các trường học sẽ cho học sinh mượn hoặc thuê, ai làm rách, mất phải đền.

2 - Chương trình học: Phải phù hợp từng lứa tuổi, không nên ép vượt cấp (kiểu như: lấy một số bài đại học dạy cấp 3, lấy cấp 3 dạy cấp 2 và cấp 2 dạy cấp 1). Kiểu này sẽ gây áp lực cho học sinh. Bộ cũng quy định về việc giao bài tập cho từng cấp để phù hợp.

3 - Không nên cấm thầy cô dạy thêm: Để tránh kiểu dạy ở trường thì hời hợt, dạy thêm thì nghiêm túc và cho học tủ, bộ cần quy định: tất cả các bài kiểm tra như 15 phút, 1 tiết, cuối kỳ thì phòng giáo dục, hoặc sở ra đề. Nếu làm được vấn đề này sẽ hạn chế kiểu "không học thêm tôi, tôi đì".

4 - Đưa môn "luật hình sự" và "luật dân sự" vào chương trình: Tùy theo từng cấp sẽ đưa chương trình phù hợp. Bằng cách đó, các học sinh sẽ hiểu biết hơn về pháp luật.

5 - Về ngoại ngữ: Theo tôi biết, hơn 70% khi tốt nghiệp cấp 3 không dùng đến ngoại ngữ, kể cả 80% người làm văn phòng không cần đến ngoại ngữ, họ chỉ dùng một số từ cho oai thôi. Do đó, không nhất thiết phải bắt buộc có bằng ngoại ngữ. Hãy để ai thực sự cần thì họ học, không cần thiết học sẽ tốn tiền vô ích, tiền chỉ chảy vào các trung tâm ngoại ngữ nước ngoài.

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, ngành giáo dục cần phải thay đổi, điều chỉnh ra sao cho phù hợp với thực tế?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Ông Nguyễn Lân Hiếu: Thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chếÔng Nguyễn Lân Hiếu: Thay sách giáo khoa mới đến năm thứ 4 vẫn còn lúng túng, hạn chế

TTO - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cho rằng mục tiêu tích hợp các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới nghe rất hay, phù hợp với xu hướng chung thế giới nhưng thực tế triển khai có rất nhiều bất cập, khó khăn với trường, giáo viên.

Xem thêm: mth.64100212152012202-iud-nauq-us-oaig-iov-teyut-noh-tot-aohk-oaig-hcas-ed-ek-neih-01-52-ioh-nahp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phản hồi 25-10: Hiến kế để sách giáo khoa tốt hơn; Tuyệt vời 'giáo sư quần đùi'...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools