vĐồng tin tức tài chính 365

Bốn điều gửi gắm đến tân bộ trưởng giao thông

2022-10-27 09:36
Bốn điều gửi gắm đến tân bộ trưởng giao thông - Ảnh 1.

Thi công trải nhựa đoạn cao tốc Phan Thiết - Vĩnh Hảo - Ảnh: ĐỨC TRONG

Trước tiên là kỳ vọng tăng nhanh các tuyến cao tốc. Cùng với đó là việc huy động và sử dụng hiệu quả tiền vốn cho công trình giao thông lớn.

1. Giải ngân nhanh vốn vay ODA

ODA là nguồn vốn đi vay từ nước ngoài. Sử dụng nguồn vốn này được ví như "dao hai lưỡi". Dự án càng chậm trễ, kéo dài thì cái giá phải trả càng lớn.

Mong tư lệnh ngành giao thông chỉ đạo rà soát tổng thể từng dự án, các gói thầu sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài trong đó có vốn ODA. Qua đó, kịp tháo gỡ các trở ngại.

Muốn sớm giải ngân vốn đầu tư thì phải tăng tốc, nhất là với dự án còn ở bước lập thủ tục. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm soát được lộ trình thực hiện, nhanh chóng lựa chọn nhà thầu có năng lực thực sự. Nghiệm thu, thanh toán kịp thời cũng là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ưu tiên thanh toán kịp thời khối lượng thi công đạt chất lượng.

Tiến độ giải ngân cần được báo cáo định kỳ ít nhất hai tuần hoặc mỗi tháng/lần, công khai trên trang thông tin điện tử Chính phủ hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cấp thẩm quyền có thể theo dõi, giám sát. Không chờ đến gần cuối năm mới báo cáo, kiến nghị.

Về giải ngân vốn đầu tư, mục tiêu cuối cùng vẫn là hiệu quả chứ không đơn thuần chỉ nhìn vào những con số vốn đầu tư là bao nhiêu. Mong tư lệnh ngành giao thông soi xét vào khối lượng được thực hiện, tiến độ từng dự án. "Trông mặt trao tiền", không dễ dãi bố trí vốn cho những dự án có mục tiêu chưa rõ ràng, thiếu khả năng tiêu thụ vốn thực tế.

Đã đến lúc chế tài, xử lý trách nhiệm tổ chức và cá nhân chậm phối hợp giải quyết trở ngại, giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài. Gắn trách nhiệm người đứng đầu mỗi cơ quan đơn vị tham gia dự án, sẽ bị xử lý chế tài nếu chậm giải quyết trở ngại.

2. "Nội địa" hóa đường sắt đô thị

Phần lớn các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay đều sử dụng vốn vay ODA với cam kết sử dụng công nghệ và nhà thầu chính từ đối tác, nước cho vay. Hà Nội được quy hoạch 9 tuyến đường sắt đô thị, TP.HCM được quy hoạch 11 tuyến. Những tuyến đã và đang làm trễ hẹn, các tuyến còn lại vẫn chưa biết khi nào thực hiện.

Nhưng từ các dự án đường sắt đô thị đã triển khai cho thấy phần lớn bộ phận quản lý, điều hành, giám sát và công nhân lao động là người Việt Nam.

Đây còn là lợi thế rất lớn để Bộ GTVT cùng cơ quan chức năng nghiên cứu và chuẩn bị về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện làm các đường sắt đô thị còn lại.

"Nội địa hóa" đường sắt đô thị cũng là tạo điều kiện cho nhà đầu tư, nhà thầu trong nước được "tiếp sức" từ nguồn năng lượng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, thu hút thêm nhiều lực lượng lao động, giải quyết việc làm, lợi hơn cho đất nước, hạn chế phụ thuộc công nghệ nước ngoài.

Muốn thu hút tư nhân tham gia phát triển hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị, cần nghiên cứu các cơ chế hấp dẫn mang tính đặc thù bằng hành lang pháp lý để huy động nguồn lực và các nhà đầu tư có năng lực thật sự.

3. Xử lý hài hòa các dự án thua lỗ

Nhà nước không thể trích ngân sách mua lại, bù lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng cho các dự án BOT bị cho là thua lỗ. Điều này có thể trở thành tiền lệ xấu trong xã hội hóa kêu gọi đầu tư. Nhà nước thiếu vốn, mời gọi đầu tư. Nhà đầu tư làm dự án cũng là hình thức kinh doanh thì nên chịu trách nhiệm về kết quả.

Bộ GTVT lại có cái khó là đã ký hợp đồng với doanh nghiệp BOT, nếu không xử lý hài hòa lợi ích sẽ rất khó kêu gọi thu hút đầu tư sau này.

Nếu sử dụng biện pháp hành chính can thiệp xử lý thì không hiệu quả lâu dài. Cần đánh giá cụ thể, chọn lọc từng dự án, công khai các thông tin, minh bạch hoạt động kinh doanh lời và lỗ rồi mới nghĩ đến hỗ trợ hay tăng phí.

Thiết nghĩ không nên hỗ trợ hay cho tăng phí với những dự án chưa tổ chức thu phí tự động, không đảm bảo các yêu cầu về sao lưu dữ liệu theo quy định.

Nên hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT giao thông do doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo, đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, không chuyển các doanh nghiệp BOT sang nhóm nợ xấu.

4. Kỳ vọng 5.000km cao tốc

Tân bộ trưởng Bộ GTVT cam kết sẽ triển khai hiệu quả các dự án hạ tầng giao thông, phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả các tuyến cao tốc, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy các dự án BOT, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực mà nhất là nguồn lực xã hội hóa theo hình thức PPP.

Từ nay đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, đó là mục tiêu để phấn đấu và tăng tốc. 10 năm tới sẽ phải hoàn thành khối lượng công việc gấp bốn lần so với việc đã làm trong 20 năm qua.

Cần đẩy nhanh tiến độ làm đường cao tốc kết nối Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, cao tốc TP.HCM nối các tỉnh miền Đông và các tuyến kết nối khu vực ĐBSCL.

Nên có thêm giải pháp khuyến khích, hạn chế rủi ro thì sẽ đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư, tìm nguồn vốn từ doanh nghiệp.

Nhà nước có thể thực hiện trước công tác giải phóng mặt bằng, bố trí trước phần vốn ngân sách tham gia dự án hoặc cùng thời điểm nhà đầu tư huy động vốn cho dự án cao tốc. Có giải pháp linh hoạt, đột phá bảo lãnh doanh thu cho nhà đầu tư yên tâm rót vốn.

Nên chăng luật hóa cơ chế, quy trình rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án cao tốc có thu hồi đất và thực hiện trước bằng vốn ngân sách.

Thủ tướng trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiThủ tướng trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

TTO - Sáng 22-10, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thắng.

Xem thêm: mth.30671109072012202-gnoht-oaig-gnourt-ob-nat-ned-mag-iug-ueid-nob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bốn điều gửi gắm đến tân bộ trưởng giao thông”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools