Do vậy, việc Chính phủ trình Quốc hội quy định áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật 5 năm đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên là cần thiết.
Khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định sẽ bị kỷ luật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã "thoát án" kỷ luật hành chính vì hết thời hiệu.
Luật về cán bộ, công chức, viên chức trước đây quy định thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức chỉ là 24 tháng kể từ thời điểm có vi phạm. Thời hiệu quá ngắn nên có nhiều trường hợp vi phạm nhưng không thể xử lý kỷ luật vì lý do thời hiệu đã hết.
Bất cập này được điều chỉnh, khắc phục khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 đã quy định lại vấn đề thời hiệu, theo đó thời hiệu kỷ luật là 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách và 5 năm đối với hành vi vi phạm từ cảnh cáo trở lên.
Đồng thời có bốn trường hợp ngoại lệ không áp dụng thời hiệu kỷ luật là các hành vi đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất, mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của Nhà nước và cơ quan quản lý.
Dù đã có sự thay đổi theo hướng kéo dài thời hiệu kỷ luật nhưng thực tiễn xử lý vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết khi thời hiệu kỷ luật về mặt Đảng và thời hiệu kỷ luật hành chính chưa có sự đồng bộ. Một số người bị kỷ luật Đảng nhưng không xử lý kỷ luật hành chính do đã hết thời hiệu.
Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện rất rõ ràng trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Khi vi phạm, bên cạnh kỷ luật Đảng, những cán bộ này còn bị xem xét kỷ luật về mặt hành chính. Bảo đảm sự tương thích trong các quy định về kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức là tất yếu khách quan.
Cần lưu ý thêm là các hình thức kỷ luật Đảng không thay thế xử lý kỷ luật hành chính, bởi tính chất, ý nghĩa của những loại trách nhiệm này khác nhau. Kỷ luật Đảng là sự cưỡng chế mang tính chính trị, được áp dụng trong khuôn khổ của Đảng.
Trong khi đó, kỷ luật hành chính là dạng trách nhiệm pháp lý, bởi đây là hậu quả bất lợi mà cán bộ, công chức, viên chức phải gánh chịu trước cơ quan, tổ chức khi vi phạm.
Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết về việc điều chỉnh thời hiệu kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức để có sự phù hợp giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính là hết sức cần thiết.
Tôi cho rằng bên cạnh việc điều chỉnh thời hiệu kỷ luật thì cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức cần phải chú trọng công tác theo dõi, giám sát nhân sự một cách chặt chẽ để kịp thời phát hiện và xử lý kỷ luật khi có vi phạm xảy ra.
Bởi nếu các cơ quan này buông lỏng quản lý thì việc quy định thời hiệu kỷ luật ngắn hay dài cũng không có nhiều ý nghĩa do hành vi vi phạm không bị phát hiện, do đó mục đích kỷ luật để trừng trị, răn đe vi phạm sẽ không đạt được.
Việc pháp luật đặt ra yếu tố thời hiệu khi xử lý kỷ luật một phần cũng nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý nhân sự của mình.
Chính vì vậy, cần xem xét bổ sung các biện pháp xử lý phù hợp đối với cơ quan quản lý, cá nhân người đứng đầu nếu để xảy ra trường hợp đơn vị có người vi phạm nhưng không thể kỷ luật do quá thời hiệu kỷ luật.
TTO - Có ít nhất 27 cá nhân là lãnh đạo các sở, ngành khối các cơ quan nội chính tỉnh An Giang bị đề nghị xử lý kỷ luật do vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và buông lỏng quản lý công tác Đảng suốt thời gian dài.
Xem thêm: mth.69083328072012202-ueih-ioht-iv-na-taoht-ed-gnohk/nv.ertiout