vĐồng tin tức tài chính 365

Hơi ấm người dưng - Kỳ 4: Đứa con 'nhặt' của người mẹ nghèo

2022-10-27 12:59
Hơi ấm người dưng - Kỳ 4: Đứa con nhặt của người mẹ nghèo - Ảnh 1.

Mẹ không sinh ra Y Thương, nhưng em luôn coi mẹ là ruột thịt của mình - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

"Nhặt" con bên bờ ruộng

Dưới ánh nắng chiều xuyên qua mái hiên, bóng người lom khom lần vào ngõ, đó là bà Y Thảo (50 tuổi) trở về nhà sau một ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mưu sinh. Nghe nhà có khách, bà đặt chiếc gùi xuống đất, bên trong đựng các hộp nhựa còn dính vài hạt cơm.

Bên hè căn nhà xập xệ, mái fibro xi măng đã phủ đầy rêu, căn bếp cũng thưng tạm tấm vách đan tre nứa ở thôn 8, xã Đăk La (huyện Đăk Hà, Kon Tum), bà Thảo hồi nhớ 12 năm trước trong lúc đi làm ruộng, phát hiện một đứa trẻ bị bỏ rơi ở con đường nhỏ ra đồng. 

Bà xót xa bồng trên tay đứa trẻ đỏ hỏn mới khoảng 2 tháng tuổi về làm thủ tục, nhập hộ khẩu và đặt tên cho bé là Y Thương, với mong muốn sau này ai cũng thương con như mình.

Cô Bùi Thị Thanh Tươi - nguyên cán bộ xã Đăk La - cho biết trước đây cha của bà Y Thảo là trưởng thôn 8, thường xuyên làm việc trên UBND xã nên có mối liên hệ mật thiết với nhau. 

Theo cô Tươi, bà Thảo thường xuyên bệnh đau đầu nên sức khỏe yếu, trí nhớ cũng ngày càng kém. Hiện bà không có nhà cửa, phải ở nhờ nhà mẹ ruột cùng em gái đã có gia đình. Sáu người chen chúc trong căn nhà nhỏ nhiều năm qua.

"Lúc mới nhặt về, bé Thương hay đau ốm lắm, nên bố Y Thảo không thích vì nhà khó khăn lại nuôi thêm đứa trẻ đau ốm triền miên. Nhưng Thảo không có gia đình, luôn trông mong có một người con mang đến niềm vui và sau này nương nhờ về già nên cố gắng giữ bé lại nuôi. Suốt nhiều năm qua, cứ hễ bé Thương đau là gọi cho tôi nhờ giúp, đưa cháu xuống bệnh viện chữa bệnh. Đến khi Thương đi học, tôi cũng thường xuyên mang áo quần, sách vở cho bé", cô Tươi cho hay.

Bà Y Thảo, người mẹ của Y Thương, còm nhom với làn da ngăm đen, mồ hôi vẫn ròng ròng trên khuôn mặt gầy gò, nhớ rõ hồi mới đưa Thương về nuôi, do thiếu chất dinh dưỡng nên bé nhỏ chút xíu, đau ốm từ ngày này qua tháng khác phải đưa đi khám suốt. 

"Lúc đến bệnh viện thấy bé khóc ré quá ai cũng nói sao cô không cho con bú. Tôi mắc cỡ lắm, nói mình không có sữa làm sao cho bú được", bà Thảo nhớ lại.

Bà Thảo kể cứ đến độ giữa khuya, bé Thương đói bụng lại khóc. Mỗi lần như thế bà phải nhóm bếp nấu nước nóng pha sữa theo lời bác sĩ dặn, đổ ra bát rồi đặt trong thau nước nguội để giảm nhiệt mới cho bé uống. Xong xuôi, bà chưa kịp chợp mắt thì trời đã sáng.

Trong căn bếp chật chội, ánh sáng mập mờ bởi bốn bức vách và bóng đèn điện bị khói nhuộm đen, bà Thảo trải lòng hồi đó bỏ hết công việc để chăm con. 

Túng quá nên bà xin mẹ bán hai con bò để mua sữa cho Thương. Nhưng rồi tiền khám chữa bệnh, mua sữa cho con cũng hết nên đành xin mỗi anh chị em họ hàng trong nhà một ít. Đến khi Thương lớn hơn chút, bà đi làm thuê làm mướn như cắt cỏ, gặt lúa, ngày công 100.000 đồng đều để dành mua sữa cho bé.

"Do tôi đau ốm triền miên, bác sĩ nói nhiều bệnh nên tôi không muốn lấy chồng vì sợ khổ lây. Khi nhận Thương về nuôi để ở nhà không ai chăm, nên tôi đành đưa con theo mình đi làm. Tôi mang gùi trước địu con. Mọi người thấy thế ai cũng nói "sao cô đau ốm miết còn nhận con người ta về nuôi làm gì cho khổ?". Tôi nói mình nhận nuôi vì thương bé bị bỏ rơi. Tôi đi ra ngoài thấy con ai mình cũng thương cả", bà Thảo trải lòng mình thương bé như đứa con ruột thịt của mình.

Mặc dù cuộc sống túng thiếu và bản thân cũng ốm đau triền miên, nhưng một tay người mẹ Y Thảo đã tần tảo nuôi dưỡng Thương khôn lớn. Mọi người xung quanh bày cách pha sữa, xắt nhỏ thịt nấu cháo vì lần đầu bà Thảo làm mẹ ở tuổi gần 40. 

Từ đứa trẻ sơ sinh thiếu dinh dưỡng, đau ốm suốt, nay bé Thảo đã là học sinh lớp 7, biết làm việc nhà giúp mẹ đỡ vất vả.

Nghèo mấy cũng cho con học

Tâm sự về tương lai con, bà Thảo nói dù mình rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho Thương được đến trường tìm con chữ để cuộc sống mai này tốt hơn. 

Tiền học của bé được bà Thảo dành dụm từ những ngày đi làm thuê, nếu thiếu thì xin, mượn thêm của các anh chị em trong nhà. Trường xa nhưng suốt bảy năm qua, bé Thương vẫn chăm chỉ đi bộ đến lớp học mà không bỏ buổi nào.

Mặt trời đã dần khuất sau ngọn me trước sân, có tiếng gọi mẹ ơi từ hiên nhà vọng vào. Đó là Y Thương, mặt mày lấm lem, ướt sũng mồ hôi vì vừa cắt cỏ thuê về. 

Ngồi kế bên mẹ, Thương cho biết hai năm trở lại đây em phụ giúp mẹ làm việc nhà, chiều nào được nghỉ học hay cuối tuần em đi cắt cỏ cho người ta. Một bao tải đựng đầy cỏ em được trả 20.000 đồng, số tiền này sẽ đưa mẹ giữ để trang trải cuộc sống.

"Lúc em lên lớp 4, sau giờ học đi bộ về nhà hay bị các bạn bè trêu chọc là con rơi. Các bạn còn nói đánh em đi vì con không có cha mẹ... Em buồn lắm, chỉ biết khóc, rồi về hỏi mẹ tại sao vậy mẹ, tại sao bạn bè nói con là con rơi của người ta? Nhưng sau này mẹ giải thích và em cũng hiểu ra mẹ đã nuôi nấng em từ nhỏ đến lớn rất vất vả. Em không còn buồn mà thay vào đó yêu thương mẹ hơn", Thương xúc động tâm sự.

"Ban đầu thấy con khóc, mình cũng khóc theo vì thương con lắm. Tôi giấu, nói con do mẹ đẻ ra, còn ba con bị tai nạn chết rồi. Nhưng giấu mãi cũng không được, giờ con lớn rồi nên mình phải cho biết mọi chuyện.

Cách đây ít hôm, con nghe các bạn trong làng rủ rê học hết cấp II sẽ đi TP.HCM làm kiếm tiền giúp mẹ. Sau đó về nói lại với tôi để xin, mình thấy thương, động viên con cố gắng học hành đừng nghe theo người ta. Mẹ có khó khăn đến mấy cũng cho con học hành tới nơi tới chốn, sau này có cuộc sống tốt hơn. Lúc đó tôi đau ốm, có chết cũng được, chứ còn hơn con bỏ học rồi khổ như tôi bây giờ", bà Thảo nghẹn giọng nói.

Bịn rịn ngồi ôm mẹ, Thương thủ thỉ em rất muốn được đi học và sau này có thể học lên nữa. Nhưng thấy mẹ làm một mình, lại đau ốm, khổ quá, nên em muốn làm việc gì đó giúp đỡ mẹ...

Cô bé mừng vì được tặng xe đạp

Y Thương kể em thường xuyên bị phạt quét sân do đi học trễ. Nhà cách trường vài km, nhưng em không có xe đạp nên phải đi bộ mới trễ giờ học. Biết nhà mình khó khăn, mẹ đau ốm suốt, nên em không dám xin mua chiếc xe đạp như bạn bè.

Anh 3 ro ngao 1(Read-Only)

Cô bé Y Thương vui mừng vì được tặng chiếc xe đạp - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Hoàn cảnh của em đã được một số nhà hảo tâm biết đến và tặng cho em chiếc xe đạp mới, kèm 500.000 đồng để động viên học tập tốt hơn.

"Từ ngày nhận được xe đạp, con mừng lắm, đi cắt cỏ cũng đi bộ chứ không đạp xe đâu, sợ mất. Tối về, con mới đạp quanh xóm miết. Thấy con vui mình cũng mừng, nhờ các nhà hảo tâm, đặc biệt là cô Tươi giúp đỡ bé mới có xe đi học như ngày hôm nay", bà Thảo nhìn con gái rồi vui vẻ nói.

--------------------

"Chúng tôi rất vui khi một số người vô gia cư được đoàn tụ với gia đình, trước đó họ đã bị đuổi ra khỏi. Chúng tôi đã tìm cách kết nối lại với các thành viên trong gia đình, để họ được trở về".

>> Kỳ tới: Dạ, cô chú hôm nay có no không, có đau không?

Hơi ấm người dưng - Kỳ 3: Tấm lòng của Thảo Hơi ấm người dưng - Kỳ 3: Tấm lòng của Thảo 'còi'

TTO - Lòng tốt vốn không có ranh giới, vì vậy một số bạn trẻ dù không dư dả nhưng luôn sẵn lòng gieo hạt mầm yêu thương cho cuộc đời đẹp hơn.

Xem thêm: mth.40294602262012202-oehgn-em-iougn-auc-tahn-noc-aud-4-yk-gnud-iougn-ma-ioh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hơi ấm người dưng - Kỳ 4: Đứa con 'nhặt' của người mẹ nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools