vĐồng tin tức tài chính 365

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời

2022-10-27 14:49

Buổi sáng của ngày kinh hoàng ấy bắt đầu như vô số những ngày thứ Hai trước đó, Soledad Luna phải dậy sớm để bơm nước từ bên ngoài vào và lấy củi để nấu nướng. Ngôi nhà gỗ nhỏ là nơi sinh sống của ba thế hệ gồm ông ngoại Papalipe, bà ngoại Mamaria, cha Magdaleno, mẹ Irene và cô cùng 3 người em nhỏ.

Là một cô bé nhút nhát với mái tóc đen, Soledad mang một khuôn mặt trưởng thành hơn nhiều so với độ tuổi thật của mình. Ngay từ năm 10 tuổi, công việc nhà đã đè nặng lên đôi vai cô gái nhỏ bé, cô trở thành cánh tay phải của mẹ, cáng đáng mọi công việc từ làm việc nhà, chuẩn bị đồ ăn, chăm sóc hai em trai và một đứa em gái út mới chỉ 18 tháng tuổi.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 1.

Soledad đứng ngoài cùng bên phải khi chụp ảnh cùng ông bà và em họ của mình.

Sống ngay bên cạnh nhà Soledad là gia đình chú Sisto, anh em trai của bố cô, cùng với dì Ynez và 5 người anh em họ, tất cả chỉ từ 2 đến 7 tuổi. Vào lúc 5h30 sáng mỗi ngày, khi chuông báo thức reo vang là lúc những người lớn bắt đầu đi làm việc tại các vườn cây ăn quả hoặc trong nhà máy đóng gói.

Đại gia đình Luna sống trong một xóm nhỏ thuộc thị trấn Santa Paula, một thị trấn xinh đẹp nằm giữa những vườn cây ăn quả bạt ngàn của thung lũng sông Santa Clara, California. Khoảng một nửa dân số của thị trấn Santa Paula là người gốc Mexico, hầu hết trong số họ đến đây để tìm kiếm một công việc ổn định trong ngành trồng trọt các loại cây cam quýt. Đôi khi họ làm cả ngày đêm chỉ để nhận về mức thù lao ít ỏi, đó là những thùng trái cây.

Công ty Limoneira sở hữu một trong những đồn điền lớn nhất của khu vực, đồng thời đứng đầu một trường học dạy tiếng Tây Ban Nha với tên gọi Olivelands gần các nhà máy đóng gói. Tuy nhiên, thời gian học của ngôi trường này phụ thuộc vào mùa màng và khối lượng công việc, tức là mỗi khi mùa thu hoạch đến thì nhà trường sẽ đóng cửa.

Cuộc sống cứ yên bình trôi qua như thế, chẳng có ai để tâm đến con đập St. Francis mới được hoàn thành cách đó 40 dặm (khoảng 64 km) về phía thượng lưu sông Santa Clara.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 2.

Thung lũng Santa Clara trước khi cơn vỡ đập xảy ra.

Với chức năng chính cung cấp nước cho thành phố và vùng ngoại ô Los Angeles, con đập này là một bức tường bê tông cao 200 foot (hơn 60 mét) tọa lạc tại phía bắc của hẻm núi San Francisquito, phía đông của thị trấn Santa Paula.

Vào đầu năm 1920, sự gia tăng dân số ồ ạt và hạn hán kéo dài đã thúc đẩy các nhà quy hoạch thành phố Los Angeles xây dựng một nguồn tích trữ và cung cấp nước rộng lớn, bền vững.

Việc xây dựng con đập bắt đầu được tiến hành vào năm 1924. Chỉ trong 3 năm tiếp theo, bản thiết kế của nó đã được thay đổi theo nhiều cách khác nhau. Cuối cùng, William Mulholland, người đứng đầu của Cục cung cấp và Công trình nước Los Angeles và đồng thời cũng là kỹ sư chính của con đập đã tăng chiều cao của đập thêm 20 feet (khoảng 6 mét).

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 3.

Đập St. Francis đang trong quá trình xây dựng.

Đêm kinh hoàng cướp đi sinh mạng hàng trăm người vô tội

Việc hoàn thành đập vào năm 1927 vốn không được phổ biến rộng rãi trên các mặt báo, nhưng cho dù là có thì gia đình của Soledad cũng chẳng đọc được vì họ vốn không biết tiếng Anh.

Tính đến ngày 7/3/1928, con đập đánh dấu lần đầu tiên được chứa đầy nước. Áp lực đến từ 12 tỷ gallon nước chảy về từ thượng lưu sông đã nhanh chóng tạo ra những vết nứt, nước bắt đầu tràn ra khỏi và làm ố mặt bên ngoài của đập.

5 ngày sau đó, vào buổi tối khi một ngày làm việc mệt mỏi ở vườn cây kết thúc, người dân của xóm bắt đầu chìm vào giấc ngủ say. Một vầng trăng khuyết dần dần nhô lên phía trên đỉnh đập, soi sáng một công trình khổng lồ bên hẻm núi. Đêm hôm đó yên tĩnh đến kỳ lạ, thậm chí những nhân viên điều tra sau đó cũng nhận xét rằng “ Đó là một đêm khá ma quái, tất cả mọi thứ đều yên tĩnh một cách khủng khiếp, không có xe hơi, chẳng có gió nhẹ hay bất cứ thứ gì, một sự tĩnh lặng đến bất thường ".

Vào lúc 11h30 tối, thảm họa chính thức xảy ra, một mảng lớn của con đập bị vỡ tung. Lượng nước khổng lồ với áp suất mạnh mẽ bắt đầu phun qua khe hở được tạo thành. Chỉ 2 phút rưỡi trước nửa đêm, sườn đồi ngay dưới phía đông của con đập đã bị san bằng hoàn toàn.

Theo một phản ứng dây chuyền, con đập càng ngày càng có khe hở lớn hơn, vùng đất phía tây cũng nhanh chóng có chung một số phận. Chẳng hề có một tín hiệu báo trước nào, thành đập được xây theo dáng một chiếc cầu thang đổ ầm xuống, tạo nên một trận nước lũ với chiều cao lên đến 140 feet (hơn 42 mét) tràn qua khe núi.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 4.

Những người dân sống gần núi là những người đầu tiên cảm nhận được cái rung chuyển bất an của mặt đất, chẳng kịp làm gì, những con sóng đã tràn đến. Chúng quét sạch mọi thứ trên đường đi của mình: trạm điện, nhà cửa, giàn khoan dầu khí, trại chăn nuôi gia súc, cầu đường sắt và đường cao tốc, không một thứ gì có thể thoát khỏi sức công phá kinh khủng của nó.

Đến khoảng 12h45, con lũ - thứ mà những người sống sót sau này gọi là “bức tường đen vĩ đại" - đã rời khỏi hẻm núi San Francisquito, nhanh chóng đi về hướng tây phía thung lũng sông Santa Clara và 10.000 cư dân đang say giấc.

Soledad thức dậy trong sự hỗn loạn, còi báo động phát ra thứ tiếng inh ỏi, và những tiếng hét “ ¡Mucho agua! ” (Nhiều nước quá!) vang vọng khắp thị trấn nhỏ Anglos. Hai vị cảnh sát duy nhất của trấn, một người lái xe mô tô trong khi người còn lại cưỡi bò tót cố gắng dùng chút tiếng Tây Ban Nha ít ỏi của mình để cảnh báo mọi người.

Irene, mẹ của Soledad là người phát hiện ra đầu tiên nhờ vào đôi tai thính vì thường xuyên chăm sóc con nhỏ. Bố và ông bà ngoại cũng lần lượt tỉnh dậy, bối rối hỏi nhau: “ ¿De qué están hablando? No ha estado lloviendo ” (Anh ta đang nói về một vụ náo loạn gì đó? Trời không mưa mà).

Len lỏi qua đám đông người dân hỗn loạn, ông Magdaleno nhanh chóng chạy đến và báo với người em trai Sisto của mình, vì chú Sisto là người duy nhất trong gia đình có phương tiện di chuyển - một chiếc xe bán tải cũ kỹ. Ngay lập tức, Sisto bế 4 người con lên chiếc xe và cứu lấy chút tài sản ít ỏi của gia đình trong khi Magdaleno cố gắng lái chiếc xe đến vùng đất cao hơn.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 5.

Dì của Soledad, Ynez đang ngồi trong cabin xe ôm đứa con út của mình khi nước tràn vào. Chiếc xe tải bị nước hất mạnh và mọi người bên trong bị văng ra ngoài, những người lớn cố gắng với lấy cánh tay mảnh mai của những đứa trẻ, nhưng dòng nước quá mạnh khiến những đứa trẻ nhanh chóng bị cuốn trôi.

Trong khi đó, Soledad nhìn người mẹ Irene vội vàng thu dọn đồ đạc. Khi thấy con sóng trước mắt, Irene đã ôm lấy Soledad cùng ba đứa con nhỏ và đặt chúng lên giường. Nước đập vào ngôi nhà nhỏ của họ với một lực mạnh đến nỗi khiến các bức tường vỡ ra ngay tức khắc, cuốn trôi tất cả mọi thứ. Cả 4 mẹ con bám chặt lên chiếc đệm lò xo, chiếc bè tạm bợ của họ quay cuồng trong cơn đại hồng thủy.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 6.

Thế nhưng chẳng đi được bao xa, một cái cây bị bật gốc đã vươn ra ngay vị trí của Soledad. Mái tóc dài của cô bé bị đan vào cành cây, khiến cô bị cuốn lên không trung. Irene hét lên đau đớn vì con gái của mình, nhưng tiếng hét ấy đã bị nhấn chìm trong tiếng gầm chói tai của cơn lũ hung ác. Tấm đệm nhanh chóng biến mất khỏi tầm mắt.

Trong nhiều giờ tiếp theo, Soledad đã bám trên ngọn cây với dòng nước vẫn cuồn cuộn bên dưới. Âm thanh của cái chết, của những người đang la hét trong dòng nước và những con gia súc vang lên bên tai cô bé và lại bị cuốn đi ngay. Khi những tia sáng ban ngày dần dần chiếu xuống mặt đất, những gì còn lại chỉ là những thi thể và đồ đạc trôi nổi, bằng chứng về một cộng đồng đã từng tồn tại.

Cuối cùng, vào lúc 5h25 phút sáng ngày 13/3/1928, cách con đập vỡ nát hơn 50 dặm (hơn 80km), những dòng nước đã ra đến biển lớn.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 7.

Nỗi đau của những người ở lại

Soledad được tìm thấy khi mặt trời đã lên cao, vẫn còn bám vào cái cây đã cứu mạng cô, nhưng cô lại chẳng thể nói nên lời. Nhiều năm về sau, cô cố gắng quên đi sự nhục nhã khi cơn nước đã xé toạc quần áo mình, để lại cô khoả thân khi được giải cứu. Nhưng cô không bao giờ có thể quên được tên của người đã tìm thấy mình khi đó: Ông Baxter.

May mắn thay, mẹ và các đứa em của cô vẫn sống sót một cách kỳ diệu và vẫn bám chặt vào tấm đệm, họ được tìm thấy tại cửa sông Santa Clara, nơi dòng nước chuẩn bị đổ ra Thái Bình Dương. Những sự việc về gia đình Luna nhanh chóng được đưa tin rầm rộ trên các phương tiện truyền thông lúc bấy giờ.

Ông bà ngoại, bố, chú Sisto và dì Ynez của Soledad cũng may mắn sống sót sau cơn hoạn nạn, nhưng đau buồn thay, thi thể của 4 trong 5 người em họ của cô bị chôn vùi dưới lớp bùn, trong khi người em họ lớn nhất Consuelo không bao giờ được tìm thấy nữa.

Trong những năm tiếp theo, có lẽ cư dân ở những khu vực xung quanh sẽ bắt đầu kể về những bóng ma dọc theo dòng sông, giống như linh hồn của La Llorona, người phụ nữ trong thần thoại Mexico khóc và đi dọc theo dòng sông để tìm kiếm những đứa con đã chết đuối của mình.

Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời - Ảnh 8.

Thảm họa đập St. Francis được xem là sự cố công trình dân dụng tồi tệ nhất trong thế kỷ 20. Thi thể những nạn nhân của nó được vớt lên từ Thái Bình Dương cho đến tận San Diego về phía nam, với số người chết chính thức lên đến 420 người. Nhưng trên quãng đường đi của mình, chắc chắn nó đã cướp đi sinh mạng của nhiều nạn nhân hơn, những người mà tên của họ sẽ chẳng được ai nhớ và ghi chép lại.

Soledad lại tiếp tục sống cuộc đời của mình cho đến tận năm 2017, khi bà mất trước ngày sinh nhật 100 tuổi của mình được vài tháng. Nhưng cho đến tận khi đã nhắm mắt xuôi tay, bà vẫn chẳng hề muốn nhắc lại đêm kinh hoàng năm 1928 ấy.

Xem thêm: nhc.72381216072012202-iod-tous-hna-ma-gnuhn-ial-ed-gnaoh-hnik-med-ym-sicnarf-ts-pad-ov-aoh-maht/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thảm họa vỡ đập St. Francis, Mỹ: Đêm kinh hoàng để lại những ám ảnh suốt đời”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools