Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết - Ảnh minh họa: NGUYÊN BẢO
Bác sĩ Đỗ Châu Việt đã báo cáo một số khó khăn và giải pháp trong chẩn đoán, xử trí sốt xuất huyết Dengue hiện nay, trong đó nổi bật là nhân viên y tế thiếu kiến thức hay còn "quên bài" về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết.
Lý giải điều này, bác sĩ Việt cho rằng các nhân viên y tế đã tập trung chống dịch COVID-19 trong suốt hai năm qua, chưa được tập huấn và "tái" tập huấn phác đồ.
Bên cạnh đó, sự luân chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, xáo trộn nhân sự cũng là nguyên nhân làm các nhân viên y tế "quên bài".
Để giải quyết tình trạng này, theo bác sĩ Việt, cần tập huấn phác đồ điều trị sốt xuất huyết năm 2019 (phác đồ cập nhật) cho tất cả nhân viên y tế, cần phải nghĩ đến sốt xuất huyết ngay khi bệnh nhân có triệu chứng sốt.
Về phía bệnh nhân và người nhà, nhân viên y tế phải dặn dò theo dõi dấu hiệu cảnh báo, tái khám ngay khi có dấu hiệu chuyển độ nặng hoặc không an tâm.
Cũng theo bác sĩ Việt, tính đến chiều 27-10, số người tử vong vì sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam là 135 người, trong đó có 79 người lớn, còn lại là trẻ em.
Hiện số tử vong do sốt xuất huyết tại TP.HCM chiếm 22% trong tổng số ca tử vong ở khu vực phía Nam.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến ngày 24-10, TP.HCM có 68.972 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 ca tử vong (tăng 24 ca tử vong so với cùng kỳ năm 2021).
TTO - Số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM có giảm nhưng so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7 lần, với 1.477 ca nặng. Tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 2,2%, tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Xem thêm: mth.83285413272012202-irt-ueid-iab-neuq-is-cab-noc-iv-teyuh-taux-tos-gnov-ut-ac-gnat/nv.ertiout