Theo dòng thị trường thế giới, thị trường trong nước ngày 28/10 mở cửa tiếp đà hưng phấn đã tăng lên 2 điểm. Đêm qua, chỉ số trung bình công nghiệp Down Jones tăng nhẹ 0,61% lên 32.033 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 1,63% xuống gần 10.793 điểm.
Tâm điểm của thị trường trong phiên sáng tập trung vào nhóm chứng khoán, ngân hàng như CTG, BID, TCB, VCB, VIX, VND,…
Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số đều không quá mạnh do sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn vẫn là khá mạnh. Một số mã như HPG, NKG, HCM, TNA, ART, HSG…đồng loạt gây áp lực lên chỉ số VN-Index.
Càng về cuối phiên, thị trường càng xấu đi với 167 cổ phiếu giảm giá, ttạm dừng phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,37 điểm, tương đương 0,43% lên 1.032,38 điểm, HNX-Index tăng 0,87 điểm, tương đương 0,41% lên 214,49 điểm, UPCoM-Index giảm 0,63 điểm, tương đương 0,82% xuống 76,65 điểm. Chỉ số VN30 tăng 1,69 điểm, tương đương 0,15% đạt 1.030,09 điểm.
Sang đến phiên chiều, thị trường vẫn duy trì được sắc xanh, đặc biệt trong nhóm vốn hoá, một số cổ phiếu còn tăng kịch trần, đơn cử như TCB, CEO, CIG, HDG, CKG, VIX, VCG,… góp phần nâng đỡ chỉ số.
Dòng tiền luân chuyển liên tục và tập trung mạnh vào nhóm ngành chứng khoán. Trong đó, các mã tăng mạnh là SSI, VND, VCI, HCM, MBS, BSI, VDS,…
Kịch bản cũ lặp lại như phiên sáng, VN-Index về cuối phiên lại đối mặt với áp lực bán lớn hơn. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index giảm nhẹ 0,65 điểm, tương ứng 0,06% xuống 1.027,36 điểm. Toàn sàn có đến 236 mã tăng, 195 mã giảm và 86 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,10 điểm, tương ứng 0,05% lên 213,73 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 80 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,19 điểm, tương ứng 1,54% xuống 76,09 điểm. Chỉ số VN30-Index tăng 0,99 điểm lên 1.029,49 điểm.
Theo các chuyên gia của Chứng khoán Yuanta, rủi ro ngắn hạn của thị trường chung có dấu hiệu giảm dần, nhưng kháng cự mạnh của chỉ số VN-Index trong ngắn hạn là 1.050 điểm cho nên điều kiện cần để rủi ro ngắn hạn giảm mạnh là chỉ số VN-Index cần vượt mức kháng cự này. Do đó, xu hướng chung của thị trường vẫn là mức giảm.
Dù thị trường chung tăng điểm song nhóm cổ phiếu thép lại có tác động tiêu cực, đơn cử như HPG giảm đến 3,45%, POM giảm 2,22%, THG 2,41%,… NKG, HSG thậm chí giảm sàn.
Nhóm ngân hàng tuy đóng góp vào thị trường chung nhưng vẫn có sự phân hoá với hàng loạt cổ phiếu quay đầu đóng cửa trong sắc đỏ, kể đến VCB, BID, VPB, SSB, EIB, VIB, TPB, SHB, HDB,…
Hai “ông lớn” nhà Vingroup là VIC và VHM dẫn đầu đà tăng của nhóm bất động sản, trong đó VHM tăng đến 2,05%, BCM, SSH, KSF, KBC, THD, VPI, VGC cũng chung xu hướng. Ngược lại các mã NVL, VRE, PDR, REE, DIG, HUT,… đi ngược với xu hướng ngành chung.
Rải rác các nhóm ngành đều ghi nhận tăng điểm khi kết phiên giao dịch, một số ngành có mức tăng nhẹ hơn nhóm vốn hoá như bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, sản phẩm cao su, dịch vụ lưu trú, ăn uống,…
Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.558 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng gần 20% lên 13.345 tỷ đồng. Nhóm VN30 sang tay 3.826 tỷ đồng.
Hôm nay là phiên thứ 4 khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị lên đến 3104,06 tỷ đồng, trong đó khối này giải ngân 883 tỷ đồng và bán ra 995 tỷ đồng.
Được “xả” mạnh nhất trong phiên chính là HPG của Hoà Phát với giá trị 140 tỷ đồng, STB, GEX, NLG, CTG, VIC, DPM,.. cũng được khối này đẩy bán mạnh. Thế nhưng chỉ mua vào 43 tỷ đồng đối với VNM, MSN 39 tỷ đồng, VCB 28 tỷ đồng, GMD 22 tỷ đồng,...