vĐồng tin tức tài chính 365

'Doanh nghiệp khát vốn sau sự cố của FLC, Tân Hoàng Minh'

2022-10-28 17:11

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ngày 28/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế (đại biểu TP Cần Thơ) nêu thực tế, các nhà đầu tư rất kỳ vọng dòng vốn trên thị trường dồi dào, doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn và các dự án đầu tư có đủ nguồn lực để triển khai nhanh hơn. Điều này xuất phát từ mức tăng trưởng tín dụng năm nay kế hoạch là 14%, lạm phát ở mức thấp khi dự báo cả năm dưới 4%.

Nhưng thực tế diễn biến ngược lại. "Doanh nghiệp đang khát vốn, nhiều dự án đình trệ do không thể tiếp cận vốn từ các ngân hàng trong bối cảnh thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp hiện đối mặt nhiều khó khăn sau 2 sự cố FLC, Tân Hoàng Minh", ông Hùng nêu.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế (đại biểu TP Cần Thơ). Ảnh: Hoàng Phong

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế (đại biểu TP Cần Thơ). Ảnh: Hoàng Phong

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thành Trung, uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách (đại biểu tỉnh Yên Bái) cũng nói, nhiều doanh nghiệp phản ánh khó tiếp cận vốn vay do ngân hàng thương mại hết room tín dụng, hoặc thiếu vốn cho vay vì chưa thu hồi được nợ đến hạn, khó huy động tiền gửi.

"Chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng cao do cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Trong khi thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều rủi ro, thiếu các công cụ giám sát an toàn, hệ thống giao dịch thiếu lành mạnh", ông Trung nhận xét.

Phân tích cụ thể hơn, ông Nguyễn Mạnh Hùng dẫn chứng, hai quý đầu năm tín dụng tăng trung bình 1,56% một tháng, và 6 tháng tăng khoảng 9,35%, kinh tế phục hồi tích cực. Nhưng sang quý III, dư nợ tín dụng chỉ tăng 0,18-0,2% một tháng và 9 tháng là 10,27%.

Cùng đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% của ngân hàng triển khai chậm, tới hết tháng 8, số tiền lãi được hỗ trợ lãi suất khoảng 13 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất 9.820 tỷ đồng trên tổng số nguồn lực chính sách này 40.000 tỷ.

"Nhiều dự án không thể triển khai do thiếu vốn, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ", ông Hùng nhận xét.

Trong lúc chờ đợi sự phục hồi thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới room tín dụng 1-2% trong thời gian tới. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay khả năng nới room này rất khó.

Lý do là tỷ trọng dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức khá cao, trên 120% và nhiều nước phát triển đều phải tăng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát. Từ đầu năm đến nay Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã 5 lần điều chỉnh lãi suất điều hành, hiện ở mức 3,25% và nhiều dự báo tổ chức này vẫn tăng lãi suất lên 4-4,25% tới 2023 để giảm một nửa lạm phát hiện nay.

Với Việt Nam, để ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi; nới biên độ tỷ giá.

Ông Nguyễn Thành Trung, uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, đại biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Nguyễn Thành Trung, uỷ viên Uỷ ban Tài chính ngân sách, đại biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh: Hoàng Phong

Về bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế, tránh đứt gãy đà tăng trưởng, ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất 5 giải pháp. Trước tiên, theo ông chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng cùng chính sách tài khoá để cung ứng vốn đầy đủ cho nền kinh tế, nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Chính phủ cần có cơ chế điều chỉnh dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất hiệu quả, ưu tiên. "Tránh cung tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao, gây ra hệ luỵ như nợ xấu, kéo lãi suất, tỷ giá tăng cao, gây bất ổn kinh tế", ông Hùng lưu ý.

Bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục tăng, ông cho rằng, các ngân hàng cần chia sẻ khó khăn, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng để ổn định lãi suất cho vay.

Chính phủ, các cơ quan cần sớm có giải pháp triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ thuộc gói phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 43 và giải pháp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu.

Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế nhận xét, một số quy định, chế tài xử lý thị trường trái phiếu vừa qua cơ bản giải quyết bất cập, nhưng Chính phủ cần có động thái lấy lại lòng tin đã mất của nhà đầu tư, khôi phục sớm thị trường chứng khoán, trái phiếu để có thêm nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế.

Ngoài khắc phục tồn tại để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh, ông Nguyễn Thành Trung bổ sung, Chính phủ chủ động chuẩn bị các kịch bản điều hành lãi suất, tỷ giá để vừa huy động, khơi thông nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, vừa kiểm soát lạm phát.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HCM (đại biểu TP HCM) nhìn nhận, cơ quan quản lý tiền tệ cần giảm áp lực tăng tỷ giá, lãi suất, nhằm tránh cú sốc biến động trong ngắn hạn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Theo đó, cần đưa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, công nghiệp chế biến chế tạo... vào diện hỗ trợ cấp tín dụng, miễn giảm thuế, để khuyến khích họ tập trung xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu; khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu đa dạng hoá thị trường, sử dụng nhiều loại ngoại tệ khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều USD, giảm áp lực tỷ giá.

Phó giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HCM góp ý, Ngân hàng Nhà nước cần ước lượng tổng giá trị giao dịch, nhu cầu tín dụng bình quân... từ nay tới cuối năm và 2023, để có giải pháp điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông thông qua chính sách chiết khấu, tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Việc này nhằm cân bằng, tránh biến động lãi suất gây bất lợi doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Hoài Thu

Xem thêm: lmth.9029254-hnim-gnaoh-nat-clf-auc-oc-us-uas-nov-tahk-peihgn-hnaod/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Doanh nghiệp khát vốn sau sự cố của FLC, Tân Hoàng Minh'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools