vĐồng tin tức tài chính 365

Thu về gần 16.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng kinh tế

2022-10-29 03:19

Chiều 28/10, Bộ Tư pháp tổ chức họp báo thường kỳ quý III/2022. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Hoàn - Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, từ 1/10/2021 đến hết tháng 9/2022, Bộ đã thi hành xong 539.290 vụ việc thi hành án dân sự, tăng 6,67% so với cùng kỳ năm 2021, đạt tỉ lệ 82,5%.

Tổng số tiền thi hành xong trên 75.000 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 45,42%, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, cơ quan này đã thi hành xong trên 6.000 việc, thu về hơn 22.000 tỷ đồng.

Với khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đã thi hành xong gần 1.900 việc, thu về gần 16.000 tỷ đồng - con số này tăng 290,5% so với cùng năm 2021.

Hồ sơ điều tra - Thu về gần 16.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng kinh tế

 Ông Nguyễn Văn Hoàn - Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp phát biểu tại cuộc họp báo.

Cung cấp thêm thông tin cho báo chí về kết quả này, đại diện Cục thi hành án dân sự cho hay, đạt được kết quả thi hành án như trên thể hiện sự nỗ lực lớn của toàn hệ thống thi hành án dân sự và công tác phối hợp với các cơ quan liên quan.

Vị này cho biết, thời gian qua, Cục Thi hành án dân sự đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đã gửi tên của đương sự trong vụ án hình sự xuống các địa phương để rà soát ra thông tin đăng ký tài sản tại các cơ quan đăng ký tài sản, từ đó lọc ra xem có tài sản bị che giấu không.

Trên cơ sở đó đã tìm thấy rất nhiều các tài sản mà đương sự che giấu ở nhiều địa phương khác nhau, để rồi từ đó thu hồi tài sản tốt hơn.

Chỉ ra các vấn đề bất cập còn tồn tại trong việc thu hồi tài sản tại các vụ án tham nhũng, vị này nhấn mạnh, đã là vụ án tham nhũng về kinh tế, thì đối tượng phạm tội thì rất am hiểu, có kiến thức rất tốt, loạt hành vi phạm tội cũng rất tinh vi. Khi đã thực hiện hành vi phạm tội thì các đối tượng cũng đã lường trước được hậu quả và tìm cách để tẩu tán tài sản.

“Điểm bất cập là chúng ta chưa có Luật về đăng ký tài sản nên việc tẩu tán bằng cách chuyển cho người trong gia đình như bố, mẹ, con cái - những người này là những người không phải kê khai tài sản thì rất khó để xử lý nếu như không chứng minh được”, vị này nêu.

Ngoài ra, trong các vụ án tham nhũng, một số bản án khi tuyên phần xử lý tài sản chỉ dựa theo lời khai của đương sự. Quá trình điều tra, cơ quan điều tra tập trung việc chứng minh tội phạm nên công tác về xử lý tài sản chưa thực sự để tâm. Cơ quan điều tra thực hiện việc kê biên tài sản, nhưng trên thực tế, tài sản của tội phạm tham nhũng lại khác với tài sản bị kê biên.

Đại diện Cục Thi hành án dân sự cũng cho rằng, thời gian gần đây, việc xử lý tài sản giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan tiến hành tố tụng đã ngày càng tốt hơn

Xem thêm: lmth.863775a-et-hnik-gnuhn-maht-na-uv-cac-ut-gnod-yt-000-61-nag-ev-uht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thu về gần 16.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools