Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc (thứ hai từ trái sang) trao đổi với ông Nguyễn Bảo Quốc tại hội thảo - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Sáng 28-10, phát biểu tại Hội thảo quốc tế "Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện" (do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức), ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP, cho biết: "Một trong các mục tiêu chuyển đổi số của ngành giáo dục TP.HCM từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là sử dụng AI hỗ trợ giáo viên dạy học".
Theo ông Quốc, với quy mô học sinh và giáo viên của TP.HCM, khi dữ liệu được định danh thống nhất và có sự liên thông sẽ tạo thành dữ liệu lớn, đây là điều kiện cần để phát triển những ứng dụng AI phục vụ cho giáo dục.
"Một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến giáo dục là trình độ học và tiếp thu của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, việc sử dụng AI trong giáo dục không phải là những robot hình người thay thế giáo viên, mà là sử dụng trí thông minh trong máy tính để giúp đỡ giáo viên và học sinh. Ngoài ra, sử dụng AI để phân tích trên nền Big Data giúp cho các nhà quản lý giáo dục định hướng tổng quát và chính xác hơn" - ông Quốc nói.
Ông Quốc cho rằng AI có thể hỗ trợ hoạt động dạy học và điều chỉnh theo nhu cầu học sinh, cung cấp những phản hồi thường xuyên cho học sinh, phụ huynh, giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh...
Tại hội thảo, đại diện Ngân hàng Thế giới khuyến nghị ngành giáo dục và đào tạo TP.HCM cần thiết kế các chiến lược để đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách và quá trình thực thi.
Đặc biệt, cần đặt giáo viên và học sinh vào trung tâm của chiến lược công nghệ giáo dục, chú ý đến các khối lớp thấp hơn để tăng cường tính nhất quán, nhất là việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ trong giảng dạy.
TTO - Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được chấp nhận rộng rãi khi đang trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, làm thay đổi nhanh chóng nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Xem thêm: mth.74564008092012202-coh-yad-ort-oh-ia-gnud-us-iot-neit-mch-pt/nv.ertiout