Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CHÍ QUỐC
Tại hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long" do báo Tiền Phong phối hợp UBND TP Cần Thơ tổ chức sáng 29-10, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm đã "đặt hàng" năm vấn đề về chuyển đổi số ở vùng này.
Thứ nhất, để người dân Đồng bằng sông Cửu Long được nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian thì cần chuyển đổi số để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hóa sản vật với mảnh vườn nhà mình; truy xuất nguồn gốc hàng hóa sử dụng công nghệ số blockchain để tránh hàng giả, hàng nhái, đưa người dân lên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Thứ hai, để người dân trong vùng được nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải chuyển đổi số giáo dục, y tế và các ngành mũi nhọn. Chuyển đổi số trong y tế bằng cách ứng dụng bác sĩ AI có thuật toán khám, chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, hoàn toàn tự động;
Triển khai nền tảng tư vấn, khám chữa bệnh từ xa để mỗi người dân có một bác sĩ riêng, được kết nối các bệnh viện trung ương và địa phương, sử dụng bác sĩ tốt nhất cho người dân trong vùng; mỗi người dân một sổ sức khỏe điện tử theo suốt cuộc đời.
Thứ ba, hiện tại giáo viên giỏi tập trung ở thành phố lớn, nhiều nơi thiếu giáo viên, sách hay thì khó mua, khó tiếp cận, học sinh phải học chương trình, tiến độ như nhau dù trình độ và sở thích khác nhau.
Chuyển đổi số bằng cách chọn nền tảng dạy, học trực tuyến, học sinh nông thôn cũng được giảng dạy bởi giáo viên tốt nhất ở thành thị, học sinh mọi miền đều có cơ hội tiếp cận học liệu như nhau; công tác giảng dạy được hỗ trợ bằng AI, học sinh được hỗ trợ tự học, cá thể hóa theo trình độ, năng lực.
Thứ tư, để thích ứng với biến đổi khí hậu thì cần tối ưu hóa quản lý tài nguyên, dùng dữ liệu số giúp tính toán tối ưu, từ đó cân bằng giữa khai thác và phục hồi tài nguyên. Chuyển đổi số không những giúp tối ưu hóa tài nguyên mà quan trọng là tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, càng chuyển đổi số thì càng tạo ra nhiều dữ liệu.
Thứ năm, nhân lực số là thách thức không chỉ với các nước đang phát triển mà cả với các nước đã phát triển. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên cân nhắc chọn chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục, đào tạo là ưu tiên số 1 để phát triển nhanh nhân lực số.
ĐBSCL không nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số
Tại hội thảo, nhà báo Lê Xuân Sơn, tổng biên tập báo Tiền Phong, cho biết nhìn vào bảng xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, bên cạnh một số ít các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long có được vị trí cao trong xếp hạng, phần lớn các tỉnh trong vùng này nằm ở nhóm giữa hoặc nhóm cuối bảng xếp hạng.
Đáng quan tâm là chưa có địa phương nào của Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong nhóm 10 địa phương đứng đầu về chuyển đổi số. "Điều này cho thấy sẽ còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy chuyển đổi số ở khu vực này", ông Sơn nói.
TTO - Trước thực trạng Bạc Liêu đứng 63/63 tỉnh, thành cả nước về chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị tỉnh tái lập Sở Thông tin và Truyền thông.
Xem thêm: mth.86140120192012202-aig-tam-aum-coud-hnart-nad-iougn-puig-nac-os-iod-neyuhc/nv.ertiout