Kén tằm được nhìn thấy trong một xưởng sản xuất tơ tằm ở thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 8-10-2022 - Ảnh: CFP
Tơ tằm được ứng dụng rộng rãi trong y sinh, chẳng hạn như làm vật liệu phẫu thuật và trong các thử nghiệm công nghệ mô.
Sợi tơ là chất tạo màng sinh học dựa trên protein với sự kết hợp của các thuộc tính vật lý khác nhau. Tuy nhiên tơ tằm thường kém bền hơn so với loại tơ tự nhiên khỏe nhất được biết đến là tơ nhện.
Trong nghiên cứu công bố mới đây trên tạp chí Matter, các nhà nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân đã lựa chọn những loài tằm phổ biến để làm tơ nhân tạo và tìm cách kết hợp ADN của nhện vào tằm để tăng độ bền kéo của tơ.
Sợi tơ tằm tự nhiên được tạo thành từ một sợi lõi được bao phủ bởi keo tơ tằm, giúp sợi tơ tằm không bị kéo thành sợi để sử dụng cho mục đích thương mại.
Các nhà nghiên cứu cho tơ tằm vào bể hóa chất có thể hòa tan keo và hạn chế sự phân hủy của protein tơ.
Tơ nhân tạo mịn, chắc và có thể chịu lực đến hơn 70% so với tơ nhện. Độ khỏe của tơ nhân tạo có thể là do độ kết tinh cao và các tinh thể nano nhỏ được hình thành trong tơ nhân tạo.
Theo các nhà nghiên cứu, sự kết hợp của các ion kẽm vào sợi trong quá trình kéo sợi và sau khi kéo sợi cũng có thể góp phần vào các đặc tính cơ học này.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng phương pháp làm tơ nhân tạo mới này có thể mở ra triển vọng sản xuất lụa nhân tạo có hiệu suất và lợi nhuận cao.
TTO - Các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện tơ nhện có phản ứng rất mạnh trước các thay đổi của độ ẩm và hi vọng sẽ sớm tạo ra cơ bắp nhân tạo từ loại vật liệu này.
Xem thêm: mth.59961211192012202-nehn-ot-ac-noh-neb-cahc-oat-nahn-mat-ot-ar-oat/nv.ertiout