vĐồng tin tức tài chính 365

IMF: Việt Nam là một nền kinh tế năng động

2022-10-29 13:49

Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) vừa chính thức công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Báo cáo đánh giá châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu vốn ngày càng ảm đạm. Tuy nhiên, báo cáo lần này, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực.

IMF đánh giá, sau khi phục hồi mạnh mẽ 6,5% vào năm 2021, dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay sẽ giảm xuống còn 4% và tăng lên 4,3% vào năm 2023.

"So với triển vọng kinh tế thế giới tháng 4, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng ở châu Á và Thái Bình Dương xuống 0,9 điểm % vào năm 2022 và 0,8 điểm % vào năm 2023", ông Krishna Srinivasan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IMF, cho biết.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phải cùng lúc đối mặt với 3 "cơn gió ngược", sẽ tồn tại dai dẳng tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng, là chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột ở Ukraine.

IMF: Việt Nam là một nền kinh tế năng động - Ảnh 1.

Việt Nam được đánh giá vẫn là điểm sáng ở khu vực. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Báo cáo chỉ ra rủi ro về sự phân mảng địa kinh tế có chiều hướng gia tăng, có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến kinh tế châu Á.

Tuy nhiên, trong bức tranh xám màu, Việt Nam được đánh giá vẫn là điểm sáng ở khu vực nhờ chính sách tiền tệ đúng đắn, sự hỗ trợ tài khóa kịp thời và nhu cầu bên ngoài vẫn mạnh.

"Việt Nam là một trong số ít các nước chúng tôi nâng cấp dự báo tăng trưởng lên 7% trong năm nay, thay vì 6% trước đó. Kinh tế toàn cầu đang hứng chịu những cơn sóng gió lớn và Việt Nam là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Chúng tôi vẫn thấy Việt Nam là một nền kinh tế rất năng động", bà Anne Marie Gulde Wolf, Quyền Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, IMF, nhấn mạnh.

IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023, theo xu thế chung, sẽ ở mức 6,2%.

Các chuyên gia IMF cũng đề xuất một số ưu tiên đối với các nhà hoạch định chính sách khu vực, đó là thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để giảm lạm phát, hay củng cố tài khóa để ổn định nợ công và hỗ trợ chính sách tiền tệ, tăng cường hợp tác quốc tế để thúc đẩy thương mại mở và ổn định. Như vậy, nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương mới có thể vững vàng vượt qua các cơn gió ngược để ổn định và tiếp tục phát triển.

Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoàiViệt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

VTV.vn - Không chỉ là thị trường đầu tư hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam đang ngày càng trở thành mối quan tâm đối với các quỹ đầu tư từ Vùng Vịnh.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.98385330192012202-gnod-gnan-et-hnik-nen-tom-al-man-teiv-fmi/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“IMF: Việt Nam là một nền kinh tế năng động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools