vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển hóa chứng 'nghiện khổ' và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức

2022-10-30 15:25
Chuyển hóa chứng nghiện khổ và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức - Ảnh 1.

TS Trần Hữu Đức đang giới thiệu phương pháp cai nghiện khổ tại buổi ra mắt sách - Ảnh: L.ĐIỀN

Buổi giao lưu ra mắt sách sáng 30-10 với chủ đề "Sức khỏe tâm lý trong nhịp sống công sở hiện đại" bất ngờ vượt sức chứa của hội trường Nhà xuất bản Trẻ bởi lẽ nhiều người nhận ra đây là dịp tốt để được nghe TS Trần Hữu Đức tư vấn tận tình không qua lịch hẹn.

Không chỉ gặp nhau ở điểm chung: ít nhiều từng nhận ra các vấn đề về tâm lý của mình hoặc người thân, ở công trình này TS Trần Hữu Đức đưa ra các hình dung độc đáo, cách cắt nghĩa giản tiện mà sâu sắc, đồng thời chuyển giao các bài tập thực hành quan trọng mà ai cũng có thể tham gia.

Chẳng hạn với khái niệm "nghiện khổ" mà theo ông, nghiện chỉ là mức độ cao của thói quen. Thói quen khi vượt quá sự kiểm soát sẽ thành chứng nghiện. Và bất ngờ thay khổ cũng có xu hướng chuyển từ thói quen sang chứng nghiện như vậy.

Nhưng bất ngờ hơn khi ông khẳng định hạnh phúc cũng như thế, nghĩa là cũng có thể chuyển từ thói quen sang nghiện. "Và hạnh phúc là thói quen xứng đáng để thay thể thói quen khổ, đừng để đến khi nghiện khổ", TS Đức nhấn mạnh.

Chuyển hóa chứng nghiện khổ và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức - Ảnh 2.

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh (thứ 2 từ trái) cùng tác giả Trần Hữu Đức chia sẻ các kinh nghiệm thực tế để vượt qua sang chấn tâm lý - Ảnh: L.ĐIỀN

Buổi gặp gỡ thêm thú vị khi tác giả khuyến khích cử tọa trong khán phòng tham gia làm tại chỗ một bài "trắc nghiệm độ nghiện khổ".

Trong tập sách, bằng cách theo dõi các tuyến truyện có nội dung và hơi hướng Phật giáo mang chứa nhiều hấp dẫn, bạn đọc sẽ lần lượt nhận ra các khái niệm có thể chưa từng được làm quen: Hạnh phúc bắt đầu bằng việc cai nghiện khổ; Trắc nghiệm độ nghiện khổ; Cai nghiện khổ thành công...

Đặc biệt trong phần trình bày các phương pháp để ngưng khổ, tác giả vận dụng khéo léo các bài thực hành từ triết học Phật giáo để điều chỉnh cả thân và tâm người tham gia, kể cả trắc nghiệm chi tiết "độ tạo khổ" để hướng đến một con người có cả thân và tâm đều lành mạnh.

Đây cũng là tiền đề để một số bạn đọc đưa tay xin tự bạch về hoàn cảnh của mình. Có người như chị Hải Yến tuổi 40 đã từ ly hôn dẫn đến trầm cảm nặng, trong lúc lên cầu Nguyễn Văn Cừ định tự tử, nghe một tiếng kêu của trẻ con chị đã dừng phắt lại bởi còn một đứa con ở quê nhà.

Chị thừa nhận sau khoảnh khắc ấy đã bằng chính nỗ lực cá nhân và các trang sách đọc được, tự tăng nghị lực mình lên, tự hiểu ra nhiều điều và đến nay có thể nói thoát ra khỏi cảnh khổ.

Chuyển hóa chứng nghiện khổ và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức - Ảnh 3.

Bạn đọc Hải Yến đang chia sẻ câu chuyện của mình - Ảnh: L.ĐIỀN

Là tiến sĩ quản trị giáo dục, Ifugao State University, TS Trần Hữu Đức có kinh nghiệm 29 năm cung cấp giải pháp quản trị nguồn nhân lực, 10 năm đào tạo, tham vấn kỹ năng sống. Và ông chia sẻ rằng điều quan trọng là chúng ta phải biết thực tập để tạo ra an lạc.

Theo tác giả, một đứa trẻ sơ sinh bú mẹ, khi đó trong sữa mẹ có tiết ra chất oxytocin, chất này tạo cảm giác an lạc trong đứa bé, khiến nó cảm thấy yêu thương mẹ nhiều hơn; đồng thời chất ấy cũng có tác dụng với chính người mẹ, khiến cho mọi bà mẹ khi cho con bú đều cảm thấy hạnh phúc và yêu thương con nhiều hơn.

Có điều, cùng với việc thiếu ý thức chủ động cho con bú mẹ, người Việt Nam đang thiếu các chất tạo an lạc như vậy.

Với nhan đề sách Hạnh phúc không mọc trên cây, tác giả muốn nói rằng hạnh phúc không có sẵn để hái đâu, mà cần biết cách tạo ra hạnh phúc."Tôi chỉ có thể chỉ cho bạn rằng cái bạn tìm không có ở chỗ đó; nhan đề sách khơi gợi trí tò mò, để bạn đọc có thể đi theo hành trình mà tôi dẫn dắt", ông tâm sự.

Hành trình đó được hướng dẫn bằng sáu hành động cụ thể: Ăn hạnh phúc, nghĩ hạnh phúc; Uống hạnh phúc, yêu hạnh phúc; Ngủ hạnh phúc, thiền hạnh phúc; Thở hạnh phúc, nhớ hạnh phúc; Thể dục hạnh phúc, học tập hạnh phúc; Vệ sinh hạnh phúc, buông bỏ hạnh phúc.

Những cách thức đơn giản nhưng để bảo đảm thành công lại tùy thuộc ý chí người thực hành. Dẫu sao, thêm một quyển sách chuyên ngành nhưng có tính đại chúng trong bối cảnh nhu cầu trị liệu tâm lý đang ngày càng tăng, cũng là tín hiệu để an tâm.

Chuyển hóa chứng nghiện khổ và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức - Ảnh 4.

Rất đông bạn đọc đến với buổi trò chuyện ra mắt sách - Ảnh: L.ĐIỀN

Những trang sách chỉ đường trị liệu tâm lý tâm thầnNhững trang sách chỉ đường trị liệu tâm lý tâm thần

TTO - Bác sĩ Phạm Toàn - chuyên gia tri liệu tâm lý tâm thần - vừa từ Mỹ về và có cuộc giao lưu với bạn đọc TP.HCM sáng 18-9 xoay quanh nội dung ba tập sách: Tâm bệnh học, Hướng dẫn chẩn đoán tâm lý tâm thần theo DSM-5, Tâm lý học trẻ em.

Xem thêm: mth.88953103103012202-cud-uuh-nart-aig-neyuhc-auc-neyuhk-iol-av-ohk-neihgn-gnuhc-aoh-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyển hóa chứng 'nghiện khổ' và lời khuyên của chuyên gia Trần Hữu Đức”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools