vĐồng tin tức tài chính 365

Những vụ đánh bom ôtô bí ẩn thách thức cảnh sát Mỹ

2022-10-31 12:38

Ronald Sterghos, 23 tuổi, đến vùng St. Louis, bang Missouri làm kỹ sư hóa học tại nhà máy nằm bên bờ sông Mississippi.

Những người hàng xóm phát hiện Ronald nằm gần chiếc xe bốc khói. Rất may, anh chỉ bị choáng nhẹ. Xe hư hỏng hoàn toàn.

Cảnh sát địa phương cùng các nhân viên Cục Rượu, Thuốc lá và Súng (ATF) điều tra suốt nhiều tuần song tìm ra động cơ gây án nào, đặc biệt là khi Ronald còn rất trẻ. Anh làm việc cho Monsanto, tập đoàn hóa chất từng bị chỉ trích vì tham gia vào việc tạo ra và phân phối chất độc màu da cam. Anh không thù oán với ai, cũng chỉ mới chuyển đến khu dân cư hơn một tuần.

Ronald đậu xe trước căn hộ của mình vào khoảng 19h30' hôm trước, tức là kẻ đánh bom có khoảng 12 giờ để cố định dính thuốc nổ vào gầm.

11 ngày sau vụ đánh bom xe của Ronald, Robert Curtis Jackson, 39 tuổi, sống cách đó hơn 5 km về phía tây nam, cũng bắt đầu ngày mới bằng cú vặn chìa khóa ôtô. Vụ nổ làm rung chuyển khu chung cư 20 tầng anh đang sinh sống, phá hủy xe. Nhưng Robert đã không may mắn như Ronald.

"Nghe như một trận động đất", một cư dân quanh chung cư kể.

Dù có sự tương đồng trong cách thức gây án, cảnh sát vẫn cho rằng không có mối liên hệ nào giữa hai sự việc. Ronald và Robert không quen biết, đều sống một mình và không có hiềm khích với ai, không nghiện, không có tình địch, không tiền án tiền sự.... Như vậy, không có gì khiến họ trở thành mục tiêu cho một vụ đánh bom xe hơi.

Song đặc vụ ATF không nghĩ rằng đây là sự cố ngẫu nhiên. "Chúng tôi biết rằng có một động cơ nào đó, chỉ cần tìm ra nó."

Việc kiểm tra quả bom cho thấy chất nổ hạng nặng đã được sử dụng, được kết nối với bộ phận đánh lửa của xe. Do hệ thống dây điện được sử dụng để tạo ra vụ nổ, cho thấy kẻ phạm tội đã có kiến thức tốt về chất nổ và kết cấu ôtô.

Nạn nhân thứ ba là Shirley Marie Flynn, 33 tuổi, đã ly hôn nhiều năm, chồng cũ là cảnh sát quận St. Louis. Cô sống tại chung cư phía Nam St.Louis cùng bạn trai được 4 năm.

Shirley là nhà phân tích và lập trình viên máy tính tại Interstate Supply Company. Ở đó, cô được sếp và đồng nghiệp quý mến, kính trọng nhưng thực tế sắp nghỉ việc vì bất đồng với sếp.

8h30' sáng 3/11/1977, Shirley chuẩn bị đi làm. Cô ra chiếc Ford Pinto đời 1972, của bạn trai, tra chìa khóa vào ổ điện và khởi động động cơ. Lập tức vụ nổ sẽ xé toạc chiếc xe. Shirley tử vong, thi thể bị thổi bay ngược về phía ngược lại, trong khi kính chắn gió sau đó được tìm thấy trên nóc một tòa nhà gần đó, bị văng xa hàng chục mét. Kính từ các phương tiện gần đó cũng bị vỡ vụn.

Khi lực lượng phản ứng đầu tiên đến hiện trường, họ cảm thấy tội ác này có vẻ gần giống với hai vụ trước. Cả ba vụ nổ đều diễn ra trong bán kính 2-3 dặm, và chỉ cách nhau vài tuần.

Các nhà điều tra đã ngay lập tức cho rằng vụ nổ này có liên quan những vụ khác. Hiện trường cả ba rất gần nhau.

Trong vụ đầu tiên, chỉ duy nhất quả thuốc nổ được đặt bên dưới xe, còn hai vụ sau có tới 3 quả đặt dưới ghế lái. Ronald cũng là nạn nhân duy nhất sống sót. Một số người đưa ra giả thuyết rằng, thủ phạm rút kinh nghiệm từ vụ đầu tiên nên hai vụ sau các nạn nhân đều đã không qua khỏi.

Đối với cảnh sát, điều này một lần nữa cho thấy thủ phạm có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về thiết bị điện tử và chất nổ.

Các nhà điều tra gửi dư lượng từ chất nổ đi thử nghiệm tại Phòng thí nghiệm vũ khí ATF ở Washington DC và kiểm tra kỹ lưỡng lý lịch của nạn nhân Shirley. Cũng giống như những người khác, họ phát hiện không có động cơ rõ ràng nào khiến ai đó nhắm vào cô. Song điều gây chú ý là chiếc xe là tài sản của bạn trai cô, William Ohlhausen nên rất có thể mục đích nhằm vào anh ta.

Cư dân của khu vực St. Louis đã cảnh giác, lo sợ rằng bất kỳ ai trong số họ có thể là người tiếp theo. Rất khó để xác định thủ phạm có động cơ, nhắm vào đối tượng cụ thể hay chỉ lựa chọn phương tiện một cách ngẫu nhiên. Cảnh sát tăng cường tuần tra trong khu vực còn chính quyền bang tăng cường dạy công dân cách kiểm tra xe của họ để phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ, đồng thời treo thưởng 20.000 USD cung cấp thông tin giúp bắt giữ thủ phạm.

Cảnh sát cũng kiểm tra các bệnh viện tâm thần ở khu vực xung quanh vì cho rằng thủ phạm rất có thể tiền sử bệnh tâm thần.

Tiến sĩ Bruce Danto, một bác sĩ tâm thần từ Detroit, nhận định rằng thủ phạm là một kẻ cô độc có kỹ năng và tính toán, có khả năng sẽ tiếp tục gây án.

Cảnh sát nhận được hàng trăm thông tin từ cư dân, nhưng không thể tìm thấy kẻ tình nghi khả quan nào. Gần một tháng sau vụ đánh bom cuối cùng, cuộc điều tra vẫn không có tiến triển.

Cảnh sát khi này nghiêng về giả thiết rằng một trong những vụ đánh bom có thể đã được cố tình nhắm vào nạn nhân, nhưng hai vụ còn lại được chọn ngẫu nhiên để đánh lạc hướng, khiến toàn bộ cuộc điều tra trở nên rối rắm.

Sau vụ đánh bom Shirley, bạn trai của cô, William, 36 tuổi, trở thành nghi phạm chính.

William Ohlhausen lớn lên ở Blackwell, Oklahoma. Sau khi nhận bằng kỹ sư điện tại Đại học Bang New Mexico, William làm việc ở nhiều nơi, cuối cùng là Công ty tàu St. Louis với tư cách là kỹ sư.

William và Shirley bắt đầu gặp nhau sau khi cô ly hôn và đã sống với nhau khoảng 4 năm trước khi vụ đánh bom cướp đi sinh mạng của cô. Trong những năm bên nhau, họ được cho là rất thân thiện và dễ mến.

Lý do chính mà mọi người bắt đầu thấy William đáng ngờ là anh ta dường như kiểm soát Shirley một cách bất thường trong những tháng trước vụ nổ. Cô đã phàn nàn với người thân về việc anh ta từ chối kết hôn và ép cô viết đơn nghỉ việc.

Cô cũng mua một hợp đồng bảo hiểm 46.000 USD, do William đứng tên thụ hưởng. Trước vụ nổ, anh ta cũng đã dành nhiều ngày sửa chữa chiếc Ford Pinto và khăng khăng muốn đổi xe với bạn gái trong vài tuần.

Sáng 8/3/1978, William bị thương nặng khi một chiếc ôtô đang lái bỗng phát nổ trong bãi đậu xe của một nhà nghỉ ở Paducah, Kentucky, nơi anh ta thường xuyên đi công tác. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 7h sáng và phá hủy chiếc xe tải GMC 1977.

William không thiệt mạng nhưng có một số vết thương ở những phần cơ thể gần nhất với quả bom.

Giống như những quả bom được sử dụng trước đó, chất nổ lần này được đặt dưới ghế lái. Mạng sống của William được cứu nhờ chiếc mũ đội đầu đã bảo vệ khỏi chấn thương não đáng kể.

Ngay khi William nhập viện, cảnh sát bắt đầu điều tra John Steinkoetter, 41 tuổi, đồng nghiệp cũ. John thù hằn khá sâu sắc với William khi cho rằng vì William vào công ty mà mình mất việc.

Vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom, John đang phải đối mặt với cáo buộc hình sự do khoảng một tháng dùng súng bắt vợ và con làm con tin. Cảnh sát cho rằng John làm vậy vì vợ vừa được thừa kế 15.000 USD. Anh ta cũng có liên quan đến một quả bom ống chưa phát nổ, được bỏ lại trong nhà của mẹ vợ.

Song thời điểm William bị đánh bom, John đang bị tạm giam. Cảnh sát không chắc chắn, quả bom có được John cài vào trước khi bị bắt hay không.

Họ lại nghi ngờ về niềm tin ban đầu rằng William có thể là một nghi phạm. Liệu anh ta có thực sự điên rồ đến mức tự đánh bom để đánh lạc hướng các nhà điều tra không? William bị thẩm vấn khoảng một tuần trước đó, lảng tránh trong nhiều phát biểu của mình, đưa ra một số điểm mâu thuẫn và làm hở ra thông tin đã ngoại tình với một người phụ nữ khác trong thời gian qua lại với Shirley.

Điều này khiến cảnh sát tin rằng anh ta có thể đã tham gia vào việc cài đặt bom trong xe của chính mình, dù họ sẽ không bao giờ thừa nhận nghi ngờ này một cách công khai.

Cơ quan thực thi pháp luật của quận và liên bang đã dành hàng nghìn giờ điều tra, không có bất kỳ cáo buộc nào được đưa ra chống lại bất kỳ ai về 4 vụ đánh bom xe này và sớm bị lu mờ bởi các vụ đánh bom tầm cỡ khác.

Do đó, vụ án của Robert, Shirley, Ronald và William vẫn là ẩn số.

Hải Thư (Theo Unresolved)

Xem thêm: lmth.7279254-ym-tas-hnac-cuht-hcaht-na-ib-oto-mob-hnad-uv-gnuhn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những vụ đánh bom ôtô bí ẩn thách thức cảnh sát Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools