Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM. Trao đổi với PV, ông Lệnh cho biết, NHNN đã có các giải pháp thiết thực để đưa cơ chế chính sách tiền tệ của NHTW đi vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là các chính sách về tín dụng, lãi suất, tỷ giá; các chương trình tín dụng của Chính phủ, của NHTW.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại tăng trưởng tín dụng, sẽ thấy sự phân hóa về giải ngân vốn khá rõ ở những ngân hàng lớn. Theo thống kê của MSVN, với hạn mức tín dụng năm 24%, trong tháng 8 VPB đang dẫn đầu tăng trưởng 18,1%; MBB 12,2% trên hạn mức 24%; TCB 11% (14%), CTG 8,8% (14%), ACB 7% (15%), STB 6,9% (11%), BIDV 5,7% (14%), VCB 1,1% (14%)...
Trong đó, những ngân hàng như VCB tuy chỉ tăng trưởng tín dụng thấp (6 tháng 2023 tăng 2,8%) nhưng quy mô dư nợ lớn. Do đó, mức tăng trưởng thấp cũng kéo theo một lượng tiền ra thị trường lớn hơn nhiều so với những ngân hàng quy mô nhỏ hơn mà có tăng trưởng cao.
Ngoài ra, với hạn mức tín dụng năm được cấp khá cao, các ngân hàng như VCB hay BIDV mạnh về giải ngân các dự án trọng điểm, tệp khách hàng CIB dày nên cơ hội tăng tốc giải ngân cuối năm cũng được kỳ vọng sẽ đẩy rất nhanh.
Xuất phát từ diễn biến thực tế, các dự báo đều cho rằng với tốc độ như hiện nay, dựa trên kỳ vọng nhu cầu vốn phục hồi, tăng trưởng tín dụng cả năm nay vẫn sẽ thấp hơn năm 2022.
MBS Research mới đây đã điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho hầu hết các ngân hàng đang theo dõi. Trong đó, HDB và TCB được MBS dự báo tăng từ mức 13,5% và 14% cùng lên 15%. VCB được MBS dự báo giảm khá nhẹ từ mức 9,7% xuống 9%; BID và CTG đều từ 14% xuống 9,5%. MBB và VPB được dự báo chỉ còn 15% so mức được cấp 24%./.
Xem thêm: lmth.59522000042210202-oas-ar-gnud-nit-gnourt-gnat-gnad-gnah-nagn-cac/nv.semitaer