vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 3: Những chuyến hàng từ biên giới xuôi về Nam

2023-10-01 13:39
Tài xế Hoàng kiểm tra container của xe mình - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Tài xế Hoàng kiểm tra container của xe mình - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Phần tôi cũng muốn nghe những câu chuyện đời, chuyện nghề của các lái xe container nên tranh thủ tham gia "tám chuyện" khi có cơ hội.

Nỗi niềm "dễ đột tử"

Ông Phước, một lái xe người Bình Định, trầm ngâm tâm sự những nỗi niềm khó nói của nghề sương gió bụi đường:

- Chủ yếu vẫn là những chủ hàng người Việt mình chơi nhau chứ không ai vô hết. Lúc hàng đang ăn (đang bán chạy) thì bao nhiêu xe về cũng nhanh lắm. Nhưng thường cứ vào gần cuối mùa trái cây như chôm chôm, xoài, thanh long, dưa hấu, sầu riêng... hàng bán chậm là chủ hàng họ kiếm đủ lý do để trừ tiền hàng, hay phạt lái xe.

Tui một lần bị phạt mất 37 triệu đồng vì hàng chở trong công lạnh không đúng nhiệt độ yêu cầu. Ai đời, xe còn cách nơi bỏ hàng có 5 đến 10 cây số, bên bao luật gọi điện thông báo thời tiết tại điểm giao hàng đang rất thấp yêu cầu nhà xe hạ nhiệt độ công hàng từ -17 độ xuống còn -7 độ. Lái xe làm sao điều chỉnh xuống kịp còn -7 độ cho được. Nhiều khi gặp các chủ hàng làm ăn kiểu kỳ lạ, họ như chơi mình để có cớ phạt. Chạy công lạnh ai yếu tim dễ bị đột tử lắm!

Tôi hỏi điều mà nhiều người muốn vô nghề lái xe siêu khủng này luôn thắc mắc:

- Mấy bác tài cho tui hỏi chạy container có an toàn hơn xe khách, xe con không? Sao nẫu thấy container lại gọi là "hung thần trên đường" là sao? Số đông lái xe cho rằng chỉ số an toàn chung của xe container cao hơn tất cả các xe khác, bởi xe khách, xe con chỉ có hai chân, có phanh trước, phanh sau.

Xe này 6 chân 22 lốp, hàng bao nhiêu cái bố thắng thì phanh nó phải an toàn hơn chớ. Chỉ có điều là nó to, nó dài, nhiều điểm mù, nhưng tâm lý người đi đường họ cứ nghĩ đơn giản xe lớn là phải tránh xe nhỏ, tránh người nên cứ bám sát, đi vào những điểm mù.

Nhiều tài trẻ non kinh nghiệm, không thấy thì rất nguy hiểm... Rồi còn bị trừ tiền này nọ, bao nhiêu thứ phải lo, nguy cơ tai nạn cao, tiền lương thấp, mà sao nhiều lái xe trẻ vẫn khoái chạy container thì phải hiểu thế nào?

- Đơn giản lém ông anh ơi. Anh cứ nhìn cả bãi công xem có bao nhiêu lái xe đứng tuổi như anh em mình? Đa số là lớp trẻ. Phần nó trẻ, nó khỏe, nó lanh, nó tiếp thu, xử lý nhanh hơn mình. Quan trọng nhứt vẫn là giải quyết khâu oai. Chạy được xe container, nhứt là nắm được bí quyết cách lùi xe, đấy không khác nào học trò giải được bài toán khó... Nó mê dữ lém! Nên lũ trẻ nó ưng lém - tài Phước cười cười trả lời tôi.

Trong khi đó, những tài xế khác nói chuyện xui rủi dọc đường khó tránh, nhưng cẩn thận vẫn là bài học nằm lòng đầu tiên. Tài xế trẻ có sức khỏe, mà một số người cũng như ngựa non háu đá. Một chút nhường nhịn hay chỉ một chút hăng máu, cố đạp ga, vượt ẩu là cứu mạng người hay giết mạng người!

Hỏng lốp xe phải thay, chuyện rất khó nói của tài xế với chủ xe - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Hỏng lốp xe phải thay, chuyện rất khó nói của tài xế với chủ xe - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Chuyện khó nói giữa tài xế và chủ xe

Đến trưa ngày thứ tư, xe tôi đã được trả về bãi. Rất may là xe không bị mất mát gì như những xe khác từng bị mất đồ nghề, đánh tráo bình ắc quy, máy đề, hút hết dầu...

Chủ xe gọi điện điều chạy đi Đông Triều (Quảng Ninh) bốc gạch về Huế. Tôi và Hoàng lập tức lên đường. Tiếp tục xếp hàng chờ đợi gần một ngày, đến chiều tối xe được gọi vào nhận hàng. Trời mưa tầm tã. Quan sát Hoàng lùi chiếc xe container khổng lồ vào kệ bốc hàng, tôi thấy một điều khá lạ: lái xe đánh tay lái ngược. Hoàng cười rổn rảng cho biết:

- Do liên kết giữa phần đầu và phần moóc là mâm xoay, nên khi muốn phần moóc lùi về phía bên phải, lái xe phải đánh tay lái ngược về bên trái (không như các xe bình thường, muốn sang bên nào đánh lái về bên đó). Khi đuôi xe đã có xu hướng về bên phải như ý, lái xe sẽ trả lái và lái thuận như bình thường".

21h hàng đã lên xe, bắt đầu cho hành trình hướng về Nam. Trên đường mưa bão mịt mùng. Xe vẫn tiến, mắt bác tài trẻ vẫn hướng về phía trước nhìn như xé trời đêm...

Ngày mới, dãy núi Tam Điệp như đang ngái ngủ với những dải sương mờ màu trắng. Hoàng dừng xe, ăn sáng và tranh thủ vá một lốp bị xẹp. Tô miến gà được gọi ra, anh ta vừa ăn mấy miếng thì thợ vá lốp cho biết: "Lốp quá yếu, bơm vào sẽ nổ". Thế là Hoàng bỏ bữa ăn chạy tới xem. Không có lốp thay nên anh ta yêu cầu cứ vá, lắp vào chạy tạm.

Anh thợ làm lốp cẩn thận đảo lốp yếu vào trong, dùng lốp ngoài làm lá chắn rồi mới bơm. Đúng như dự tính, mới bơm được một tí thì chiếc lốp bên trong phát nổ bụi khói mịt mù. Lại phải trả giá, mua lốp cũ giá 3 triệu đồng.

Chủ xe qua điện thoại cằn nhằn trách Hoàng:

- Chạy xe kiểu gì dầu uống như uống nước lạnh, lốp nổ như pháo vậy ai chịu nổi!

- Lốp thì toàn dùng lốp tận dụng, nó nổ, nó xẹp chứ ai muốn. Thôi, em chạy hết chuyến này về trả xe, ai chạy thì chạy - Hoàng ấm ức, bực dọc trả lời chủ xe.

Xe lại tiếp tục lên đường. Ông Thần núi Tam Điệp bị thương do bàn tay con người đào bới thoáng chốc đã lùi lại phía sau. Tôi nhiều lần muốn qua chạy giúp Hoàng một đoạn, nhưng anh vẫn không tin tưởng. Ngồi mãi, tôi ngủ gục từ lúc nào. Xe dừng lúc 1h30 sáng tại cây xăng dầu 5 sao trên đường tránh Huế chờ xuống hàng.

Trưa hôm sau, xe bỏ hàng xong, Hoàng lại chạy vào Đại Lộc, Quảng Nam, nhận hàng gạch chở về Bà Rịa - Vũng Tàu. Đời tài xế đúng là như con thoi. Xe chạy qua Huế với lăng tẩm, thành quách, đền đài, miếu mạo vua quan một thời luôn có sức lôi cuốn với tôi, nhưng chuyến đi này với đời lái xe cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Đầu óc nặng nề cơm áo gạo tiền, người thì rã rời, tâm trí đâu mà ngắm cảnh xưa cũ.

Đến Lăng Cô (Huế), một lần nữa xe lại phải vào vá lốp, thợ làm lốp cảnh báo lốp quá yếu và giới thiệu một vài cái lốp cũ để Hoàng xem và trả giá. Một cái lốp đắp giá rẻ nhất 700.000 đồng, nhưng Hoàng không muốn gọi cho chủ xe để bị cự nự nữa, nên anh ta năn nỉ thợ làm lốp vá, bơm không đủ ký để lắp vào chạy tạm.

Xe tiếp tục lên đường, trước mặt là rừng Quốc gia Bạch Mã, những dãy núi trùng điệp. Hải Vân Quan - Thiên hạ đệ nhất hùng quan trải dài trước mặt đẹp đẽ vô cùng. Tôi tranh thủ ngắm cảnh nhưng có lẽ đầu óc Hoàng hoàn toàn để chỗ khác, nặng trĩu nỗi lo.

12h trưa, xe đến Đại Lộc (Quảng Nam), vào công ty nằm xếp hàng chờ bốc gạch. Hoàng treo võng, tranh thủ ngủ, vẻ mệt mỏi, cô đơn lộ rõ. Tôi ngồi đợi vào làm phiếu nhận hàng, lặng nhìn anh tài xế trẻ co ro trên đường mưu sinh.

Trời lại trĩu gió mưa. 20h xe từ Đại Lộc với 27 tấn gạch lát nền chở về Bà Rịa - Vũng Tàu. Xe ngang qua địa phận Bình Định khoảng gần sáng, tôi tạm biệt lái xe Hoàng và chiếc xe container đã cùng tôi trải nghiệm 10 ngày qua. Mẹ tôi ốm đã lâu, tôi phải về nấu cho mẹ miếng cơm. Công việc này, anh trai tôi cũng là một lái xe container nhưng đã hơn ba năm nay lặng lẽ bỏ việc để ở nhà nuôi mẹ.

Giá như tất cả lái xe đường dài được các nghiệp đoàn vận tải quản lý tốt và đóng bảo hiểm thì có lẽ cuộc sống của họ và gia đình sẽ bớt chông chênh. Những rủi ro trong nghề lái xe quá lớn và cái nghề chạy thuê đầy thấp thỏm, không biết bị đuổi, hay tình thế đưa đẩy buộc phải nghỉ việc bất cứ lúc nào. Giá như tất cả các lái xe đều có bảo hiểm thì có lẽ sẽ tốt biết bao nhiêu.

----------------------------------

Cầm lái xe container đường dài đòi hỏi không chỉ sức khỏe mà còn rất nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm để bảo đảm an toàn.

Kỳ cuối: Bí quyết xe công đường dài

Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 2: Vật vã đợi giao hàng nơi biên giới Móng CáiNỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 2: Vật vã đợi giao hàng nơi biên giới Móng Cái

Tại bãi xe Hải Yên (Móng Cái, Quảng Ninh), tôi là người mới nên chưa biết ở đây có được quay phim chụp ảnh hay không.

Xem thêm: mth.98721910110013202-man-ev-ioux-ioig-neib-ut-gnah-neyuhc-gnuhn-3-yk-iad-gnoud-reniatnoc-ex-iat-iod-mein-ion/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 3: Những chuyến hàng từ biên giới xuôi về Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools