Tìm hiểu về vị trí điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên là một trong những vị trí thuộc hệ thống ngành Y tế. Họ có vai trò kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị đến khi phục hồi. Đồng thời, điều dưỡng viên còn hỗ trợ bác sĩ trong việc hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sau khi điều trị cũng như một số công việc chuyên môn khác nhằm phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
Vị trí điều dưỡng viên là gì? - Ảnh: Internet.
Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn, mỗi điều dưỡng viên sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Một số lĩnh vực tiêu biểu như: điều dưỡng chuyên khoa nặng, điều dưỡng hộ sinh,...
Mô tả công việc của điều dưỡng viên chi tiết nhất
Tại các bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng viên sẽ là người hỗ trợ Bác sĩ trong việc chăm sóc, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Hay nói cách khác, người điều dưỡng chính là cầu nối quan trọng giữa bệnh nhân và bác sĩ. Những công việc chính mà điều dưỡng viên phải đảm nhận bao gồm:
● Giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân cũng như người nhà của bệnh nhân về tình trạng sức khỏe.
● Thực hiện công tác tiếp đón bệnh nhân, hỗ trợ các thủ tục khám chữa bệnh.
● Trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc bản thân để mau hồi phục sức khỏe.
● Áp dụng các kỹ năng xử lý lâm sàng, theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh nhân.
● Động viên tinh thần của bệnh nhân, truyền tải mong muốn, nguyện vọng của bệnh nhân đến bác sĩ phụ trách.
● Nếu bệnh nhân qua đời, điều dưỡng viên cần thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết để bàn giao lại cho bên nhà xác.
● Có trách nhiệm trong việc quản lý các thiết bị, máy móc, dụng cụ Y tế trong bệnh viện theo sự phân công cụ thể.
Mô tả công việc nhân viên điều dưỡng - Ảnh: Internet.
Ngoài ra, nếu trong vai trò là người hộ lý, điều dưỡng viên sẽ thực hiện những công việc sau:
● Tiếp nhận và hướng dẫn bệnh nhân làm giấy tờ, thủ tục hành chính.
● Ghi chép lại những dấu hiệu, thông số, triệu chứng bất thường của bệnh nhân cũng như cách xử lý vào phiếu theo dõi theo quy định.
● Thực hiện nhiệm vụ đi thăm người bệnh theo y lệnh của bác sĩ, tiếp nhận các yêu cầu của bác sĩ về kế hoạch điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
● Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù hợp, thực hiện các kỹ thuật về tiêm thuốc, truyền dịch, đặt thông, thay băng, kỹ thuật cấp cứu theo đúng quy định.
● Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng, quản lý các thiết bị vật tư y tế theo quy định. Đồng thời lập kế hoạch yêu cầu sửa chữa hoặc thay mới những dụng cụ hư hỏng.
Làm điều dưỡng viên cần có tố chất, kỹ năng gì?
Điều dưỡng là một công việc không hề dễ dàng bởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe của con người. Điều này đòi hỏi bạn phải có những tố chất cũng như kỹ năng phù hợp để có thể thực hiện tốt công việc của một điều dưỡng. Cụ thể:
Am hiểu những kiến thức cơ bản về ngành Y
● Hiểu rõ những nội dung cơ bản về cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
● Nắm vững những kiến thức, nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc điều dưỡng.
● Có kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về các loại thuốc. Thông qua việc vận dụng những kiến thức và kỹ năng đánh giá, điều dưỡng viên có thể xác định chính xác loại thuốc cho bệnh nhân và tiến hành kê đơn. Hoặc điều dưỡng viên có thể cung cấp những đánh giá về tình trạng của bệnh nhân tại thời điểm đó để bác sĩ kê đơn.
Nhân viên điều dưỡng cần am hiểu những kiến thức cơ bản về ngành Y - Ảnh: Internet.
Luôn giữ tinh thần bình tĩnh
Bệnh viện và cơ sở y tế là nơi thường xuyên xảy ra các tình huống phức tạp. Điều này dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các điều dưỡng viên. Vì vậy, sự kiên định và bình tĩnh sẽ giúp cho người điều dưỡng nhìn nhận các vấn đề một cách đơn giản và đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong công việc
Công việc của điều dưỡng viên liên quan mật thiết đến sức khỏe con người nên cần hạn chế tối đa sự sai sót, hay thậm chí là không được phép sai sót. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy mà sự cẩn trọng trong công việc là yếu tố vô cùng cần thiết đối với các nhân viên điều dưỡng.
Bên cạnh đó, người điều dưỡng cũng cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, có thể chịu được áp lực, khó khăn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Có lòng trắc ẩn, biết kiên nhẫn và lắng nghe
Lòng trắc ẩn hay y đức chính là yếu tố quan trọng giúp điều dưỡng viên gắn bó lâu dài với nghề. Bên cạnh đó, điều dưỡng viên phải luôn giữ sự kiên nhẫn và biết lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Từ đó truyền đạt lại một cách mạch lạc, rõ ràng cho người nhà bệnh nhân cũng như phía bệnh viện, bác sĩ.
Luôn bình tĩnh, kiên nhẫn và lắng nghe bệnh nhân - Ảnh: Internet.
Nhanh nhẹn, linh hoạt
Điều dưỡng viên và đội ngũ y bác sĩ phải thường xuyên đối diện với các tình huống khẩn cấp, đòi hỏi sự phỏng đoán chuẩn xác, sơ cứu nhanh chóng, kịp thời để cứu bệnh nhân. Vì vậy mà sự nhanh nhẹn và linh hoạt là yếu tố không thể thiếu khi theo nghề điều dưỡng.
Kỹ năng đánh giá chính xác
Khả năng đánh giá chính xác và toàn diện về mặt thể chất của bệnh nhân là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với điều dưỡng viên. Bản đánh giá toàn diện thường sẽ liệt kê chi tiết và tập hợp dữ liệu về các điều kiện bệnh lý của người bệnh. Những đánh giá này giúp ghi nhận lại tiến độ và tình trạng của bệnh nhân, dựa vào đó có thể nhận ra sự thay đổi về mặt thể chất của bệnh nhân sớm nhất để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nghề điều dưỡng và những khó khăn thường gặp
Những khó khăn mà các nhân viên điều dưỡng thường xuyên phải đối mặt trong nghề có thể kể đến như:
Công việc vất vả và thường xuyên bận rộn
Công việc của điều dưỡng viên thường xuyên bận rộn cả ngày. Bởi họ không chỉ thực hiện chức năng của người điều dưỡng mà còn chủ động hỗ trợ nhiều nghiệp vụ khác trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Áp lực công việc cao
Đảm nhận công việc liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người nên việc điều dưỡng viên đối diện với những mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tại Việt Nam, điều kiện cơ sở vật chất ở một số bệnh viện, đơn vị y tế chưa được đảm bảo thì áp lực đối với người điều dưỡng lại càng lớn hơn.
Những áp lực trong nghề điều dưỡng - Ảnh: Internet.
Rủi ro trong nghề
Khi thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân, nhất là ở khoa truyền nhiễm thì nguy cơ phơi nhiễm đối với các điều dưỡng viên khá cao. Đây chính là rủi ro lớn nhất mà người làm nghề điều dưỡng sẽ phải đối mặt.
Mức lương của các nhân viên điều dưỡng hiện nay
Theo khảo sát của VietNamSalary cũng như từ đánh giá của các chuyên gia trong ngành, điều dưỡng viên là một trong những vị trí có mức thu nhập tương đối cao và ổn định. Tùy vào mức độ công việc, bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn mà mức lương điều dưỡng viên nhận được có thể khác nhau. Theo đó, thu nhập trung bình của nhân viên điều dưỡng hiện nay rơi vào mức 9.9 triệu đồng/tháng.
Thu nhập trung bình của nhân viên điều dưỡng hiện nay - Ảnh: Internet.
Cụ thể, với một điều dưỡng viên dưới 1 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình dao động từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Khi có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương của điều dưỡng viên trung bình từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.
Tìm việc làm điều dưỡng viên ở đâu?
Hiện nay các nền tảng tìm việc làm trực tuyến ngày càng phổ biến. Chỉ cần một chiếc điện thoại hay laptop có kết nối Internet là bạn có thể tìm việc làm ngay tại nhà. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian cũng như nâng cao khả năng tìm được việc làm như ý muốn thì bạn cần tìm một nền tảng đăng tin tuyển dụng uy tín. CareerBuilder chính là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Careerbuilder.vn là một trong những nền tảng đăng tin tuyển dụng uy tín được nhiều doanh nghiệp cũng như đông đảo ứng viên quan tâm. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm thông tin tin tuyển dụng điều dưỡng một cách dễ dàng từ các địa chỉ uy tín. Chỉ cần một "research" đơn giản trên thanh tìm kiếm là bạn đã có trong tay danh sách việc làm điều dưỡng viên với mô tả công việc và điều kiện tuyển dụng chi tiết. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến vị trí việc làm này thì hãy truy cập tại đây để tham khảo nhé!
Trên đây là những thông tin chi tiết về công việc, kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết của các điều dưỡng viên. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về nghề điều dưỡng và trang bị cho bản thân hành trang vững chắc để có thể theo nghề nhé!
Sau đợt đánh giá hiệu quả 6 tháng đầu năm, bạn cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương và đã lên dây cót tinh thần để đề xuất. Nhưng sếp bạn từ chối. Bạn nên cư xử ra sao trong tình huống khó xử và đầy thất vọng này?